958 Vệ Công: Tức Lý Tĩnh đời Đường Thái Tông, đã mô phỏng bát trận đồ
của Gia Cát Lượng làm ra Lục hoa trận, trận lớn bọc trận nhỏ, gọi là Lý Vệ
Công binh pháp.
959 Hoàn Ôn: Tên tự là Nguyên Tử, một danh tướng đờ Tấn, làm đến chức
Đại tư mã, đã đánh Nguỵ, Tiền Tần... nổi tiếng thời đó.
960 Lý Thuyên: Người đời Đường, soạn sách Thái bạch âm kinh nói về
mưu chước dùng binh.
961 Ngũ hành: Là thuỷ, thổ, kim, mộc, hoả. Ở đây là vận dụng thuyết ngũ
hành tương ứng trong binh pháp.
962 Cửu cung: 9 cung. Khái niệm cửu cung ban đầu được đưa ra một cách
mơ hồ trong Cần tạo độ của Kinh Dịch: "Thái Nhất lấy số của nó để đi qua
cửu cung, 4 chính và 4 duy đều hợp thành 15". Trịnh Huyền chú thích là
thần Thái Nhất (hay Thái Ất) ở cung giữa, lần lượt tuần hành 8 cung bát
quái ở chung quanh. Cũng từ đó, người Hán lập thành cửu cung số, gồm 9
cung, tức 9 ô vuông trong một hình vuông, 3 ô hàng trên mang các số 4, 9,
2; 3 ô hàng giữa mang các số 3, 5, 7; 3 ô hàng dưới mang các số 8, 1, 6.
Như vậy đó là một ma trận (ảo phương) mà tổng các cột ngang, dọc và
chéo đều bằng 15. Người ta thần bí hoá cửu cung và về sau đến đời Tống,
người ta lại coi cửu cung số là "Lạc thư".
963 Cương nhu, chẵn lẻ, âm dương, thần sát, phương hướng, tinh tú, hung
thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung... đều là các khái niệm được dùng trong
việc lập trận đồ thời xưa.
964 Chỉ nước Nguyên.
965 Chỉ vương quốc Chiêm Thành (Chăm-pa).
966 Văn Bích: là con Đạo Tái, cháu Quang Khải.
967 Mường Mai: nay là đất huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
968 Bản dịch cũ chữa là "Thân vương", có lẽ đúng hơn.
969 Yên Hoa: nay là Yên Phụ ở Hà Nội. Thực ra không phải năm này
(1302), đạo sĩ Hứa Tông Đạo mới đến Đại Việt. Theo bài minh trên chuông
Thông Thánh Quán ở Bạch Hạc (Việt Trì), do chính Hứa Tông Đạo soạn
năm Đại Khánh thứ 8 (1321), thì ông đã đến Đại Việt vào năm Bính Tý
(1276). Ông là người hương Thái Bình, huyện Phúc Thanh, Phúc Châu, lộ