Phúc Kiến.
970 Tỳ Ni còn gọi là Thi Lị bBì Nại hay Thi Nại (Sri Vinaya), tức là cửa
Quy Nhơn ngày nay.
971 Mộc Lạc: có nghĩa là "cây đổ, cây rụng".
972 Nguyên bản in là tam bách tam thiên, hẳn là chữ thiên? in nhầm từ chữ
thập?. Các bản in đời Nguyễn đã chữa lại là tam bách tam thập.
973 Y thiên quốc, lấy ở Quốc ngữ, nội dung nói về đạo trị nước. Mục thiên
tử truyện bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc, do Quách Phác đời Tấn chú
giải, chép truyện Mục Vương đời Chu. Bản nhầm chữ thiên tử thành thái
tử.
974 Kinh nghi: những điều nghi vấn trong kinh điển nho gia.
975 Kinh nghĩa: bàn về nghĩa lý trong kinh điển nho gia.
976 Chế độ rộng, ngặt.
977 Tài khó bắn trĩ.
978 Đức độ đế vương vốn ưa sự sống, phù hợp với lòng dân.
979 Cũng gọi là ngón đeo nhẫn, ngón áp út.
980 Dược thạch châm: nghĩa là bài châm khuyên răn, có tác dụng như
thuốc thang.
981 La Hồi: có lẽ là nước La Hộc (Lava) ở Laphuri, Thái Lan.
982 Thiền Vu: tên gọi chúa Hung Nô.
983 Ho Hàn: tức Hô Hàn Da, một thiền vu Hung Nô. Đời Hán Nguyên Đế,
Hô Hàn Da sang chầu và xin làm rể nhà Hán, Nguyên Đế đem Vương
Tường (tức Chiêu Quân) gả cho.
984 Đông Phương Sóc: tên tự là Mạn Thiến, người đời Hán, giỏi khôi hài,
hoạt kê, từng làm Kim mã môn thị trung cho Hán Vũ Đế.
985 "Trần Khắc Chung" theo tiếng Hán có nghĩa là nhà Trần sắp chấm dứt.
986 Tức Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn.
987 Thiệu Vũ Vương là con của Quốc Chẩn.
988 Thượng hoàng Nhân Tông là tổ thứ nhất của phái Thiền Trúc Lâm đời
Trần.
989 Sư Pháp Loa trước là đệ tử của Trúc Lâm đại sĩ, sau trở thành vị tổ thứ
hai của phái Trúc Lâm.