990 Xá lỵ: phiên âm tiếng Phạn sarira, nghĩa là thân thể, thuật ngữ Phật
giáo, chỉ những phần còn lại sau khi thiêu xác, thường là những hạt nhỏ,
được gọi là xá lỵ. Bản in khắc nhầm chữ Xá lỵ thành Xá sát.
991 Câu chuyện trên cũng được chép trong Nam ông mộng lục của Hồ
Nguyên Trừng. Theo sách này (chuyện Tô linh định mệnh), xá lỵ bay vào
ống tay áo hoàng tử Mạnh.
992 Nguyên văn: "Hiền giả quá chi dã". Theo chúng tôi, có lẽ Toàn thư đã
khắc nhầm từ câu: "Hiền giả chi quá dã", nên dịch như trên.
993 Nguyên bản Toàn thư chép là An Lỗ Uy, nhầm chữ Khôi ra chữ Uy.
Nguyên sử, Bản kỷ (Vũ Tông) chép rằng năm Chí Đại thứ 1 (1308), Lễ bộ
thượng thư A Lý sang nước ta. A Lý Khôi hay A Lặc Khôi là những tên
phiên âm khác nhau của người Mông Cổ Alqui.
994 Y: Y Doãn, công thần khai quốc của nhà Thương; Chu: là Chu công,
công thần của nhà Chu.
995 Di Tề: tức Bá Di, Thúc Tề hai bề tôi trung của nhà Thương, không chịu
thần phục nhà Chu, bỏ lên núi Thú Dương ở ẩn, bị chết đói ở đó.
996 Cầu Giang Khẩu: cầu ở vùng của sông Tô Lịch, thuộc phường Giang
Khẩu, tức vùng phố Hàng Buồm, Hà Nội ngày nay.
997 Cửa thành chợ Dừa: ở Ô Chợ Dừa, Hà Nội ngày nay.
998 Cửa thành Tây Dương: ở cửa Ô Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay.
999 Cửa thành Vạn Xuân: ở phía ngoài phường Ông Mạc, tức Ô Đống Mác
ở Hà Nội ngày nay.
1000 Nguyên bản chép là huyện Yên Bang, nhưng thực ra Yên Bang là tên
lộ thời Trần và tên đạo thời Lê, tức đất tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Trong
Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn có nói: "Yên Bang là nơi hiểm ác,
gọi là viễn châu (châu xa), các triều đại đều đày người đến ở đó".
1001 Uy Túc công: tức Trần Văn Bích, con Trần Đạo Tái, cháu Trần Quang
Khải.
1002 Văn Huệ công: tức Trần Quang Triều, con Trần Quốc Tảng, cháu
Trần Quốc Tuấn. Ở trên, đã chép.
1003 Nãi Mã Đại: các bản Toàn thư khắc nhầm thành Nãi Mã Phản, do chữ
Đãi gần giống chữ Phản. Nãi Mã Đãi là phiên âm tên Mông Cổ Naimatai