Nguyên Huy ( túc là con gái của Uy Huệ, cháu gái của Bảo Từ ) vào làm
cung phi. Thượng hoàng đem chuyện đó hỏi thái hậu. Thái hậu trả lời: "
Không được, nếu Nguyên Huy được làm phi thì sẽ khiến Thục Tư phải
xưng là nô chăng?".
Bà không đem ơn riêng mà cho bừa là như vậy đó. Người đương thời ca
ngợi bà là bậc đứng đầu mẫu đức. Từ khi rước linh cữu Anh Tông về Yên
Sinh, mọi điều khổ hạnh, bữa cháo, bữa chay, [2a] không việc gì bà không
làm, nhưng bà không chịu thụ giới với nhà sư. Bà nói:
" Từ khi Tiên đế ra đi, ta không thể trông thấy mặt nhà sư, ngồi nói chuyện
với nhà sư được, chỉ ăn chay, húp cháu khổ hạnh để báo đáp đức lớn như
trời của tiên đế thôi, y bát
1038
mà làm gì?".
Bà ở núi mười năm rồi mất.
Tá Thánh thái sư Chiêu Văn Đại Dương Nhật Duật mất ( thọ 77 tuổi ).
Nhật Duật thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi thôn
Bà Già ( thôn này hồi Lý Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, bắt được
người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai
thành "Bà Già") có khi ba, bốn ngày mới về. Lại hay đến chơi chùa Tường
Phù, nói chuyện với nhà sư người Tống, ở lại đến hôm sau mới về. Người
nước ngoài đến kinh sư, thường kéo đến nhà ông. Nếu là khách Tống thì
ông kéo ghế ngồi gần, chuyện trò suốt buổi, nếu là người Chiêm hay người
các man khác, thì đều theo phong tục nước họ mà tiếp đãi.
Đời Nhân Tông, sứ nước Sách Mã Tích
1039
sang cống, không tìm được
người phiên dịch. Chỉ có [2b] Nhật Duật là dịch được. Có người hỏi vì sao
ông biết tiếng nước họ, ông trả lời rằng:
"Thời Thái Tông, sứ nước ấy sang
1040
nhân có giao du với họ nên hiểu
được đôi chút tiếng nước họ".
Nhân Tông từng bảo:
"Chiêu Văn Vương
1041
có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc, nên giỏi tiếng
các nước đó".
Khi đã làm tể tướng, ông thường qua nhà Trần Đạo Chiêu là người Tống,
ngồi bên nhau nói chuyện phiếm hàng giờ mà không mỏi. Anh Tông nghe