biết chuyện bảo ông:
"Tổ phụ
1042
là tể tướng. Đạo Chiệu tuy là người Tống, nhưng đã có Hàn
lâm phụng chỉ, há nên ngồi nói chuyện với hắn?".
Theo lệ cũ, sứ Nguyên sang, phải sai người biết tiếng để phiên dịch, tể
tướng không được nói chuyện [trực tiếp ] với họ, sợ lỡ có sai sót gì thì đỗ
lỗi cho người phiên dịch. Nhật Duật thì không thế, khi tiếp sứ Nguyên, ông
thường nói chuyện thẳng với họ mà không mượn người phiên dịch. Đến khi
sứ về nơi nghỉ thì dắt tay cùng vào, ngồi uống rượu vui vẽ như bạn vẫn
quen biết. Sứ Nguyên hỏi ông:
"Ông là người Chân Định
1043
tới làm quan ở đây chớ gì ? ".
Nhật Duật ra sức bác lại, nhưng họ vẫn không tin [3a] vì hình dáng và tiếng
nói của ông đều giống người Chân Định.
Anh Tông muốn tuyên Tôn Từ hoàng thái hậu làm Thái hoàng thái hậu,
nhưng chưa biết gia tôn thế nào. Khâm Từ hoàng thái hậu đem việc ấy hỏi
ông, ông trả lời là tôn làm thái hoàng thái hậu.
Anh Tông có hai chiếc mũ võ, là mũ đội khi duyệt và giảng võ mà chưa có
tên gọi. Khi đi đánh Chiêm Thành, định đội đi, sai Nhật Duật đặt tên, Nhật
Duật liền đặt tên một chiếc là Vũ Uy, một chiếc là Vũ Đức. Đến các
tênb"Toát Trai", "Tư thiện đường" của Đông cung ( nhà học của hoàng thái
tử gọi là Tư thiện đường, nhà học của Đông thái tử gọi là Toát trai) cũng
đều là do ông đặt tên cả.
Những tiết tấu âm nhạc, khúc điệu múa hát cũng do Nhật Duật sáng tác.
Cuối niên hiệu Thiệu Bảo
1044
, ông giữ trại Thu Vật ở Tuyên Quang. Giặc
hồ vừa xâm phạm bờ cõi, Chiêu Quốc
1045
tâu với vua rằng:
"Chiêu Văn ở Tuyên Quang, chắc ở trên đó gọi giặc sang rồi!" ( Nhật Duật
thích chơi với người Tống nên Chiêu Quốc nói thế ).
Khi Tuyên Quang thất thủ, Nhật Duật thuận dòng [3b] rút về xuôi, quân
giặc theo hai bên bờ sông đuổi ông. Nhật Duật ngoảnh lại thấy giặc đi
thong thả, bảo quân lính: "Truy kích thì phải nhanh, nay chúng lại đi thong
thả, sợ có quân phía trước đón chặn".
Vội sai người dò xem, quả nhiên thấy giặc đã chặn ngang ở hạ lưu. Ông