họ lê sinh ra. Ở ngôi năm, nhường ngôi 27 năm, thọ 74 tuổi. Vua dẹp yên
được tai nạn bên trong, khôi phục được cơ đồ to lớn. Công nghiệp lớn lao,
sáng lòa vũ trụ. Song cung kính kiệm ước thì có thừa mà cương nghị, quyết
đoán lại không đủ, bên ngoài thì quân giặc xâm phạm kinh kỳ, bên trong thì
gian thần ngấp nghé ngôi báu. Xã tắc suy mòn, rồi đến diệt vong.
Canh Tuất, [Thiệu Khánh] năm thứ 1 [1370], (từ tháng 10 trở về trước là
Dương Nhật lễ, Đại Định năm thứ 2, Minh Hồng Vũ năm thứ 3). Mùa
xuân, tháng giêng, vua Minh tự làm bài chúc văn, sai Diêm Nguyên Phục,
đạo sĩ cung Triều Thiên, đem lễ trâu và lụa, đền tế thần núi Tản Viên và các
thủy thần sông Lô.
Mùa hạ, tháng 4, Diêm Nguyên phục vào kinh đô nước ta, [31b] làm lễ tế
xong, khắc bài văn vào đá ghi việc đó vào rồi từ biệt về nước.
Nhật Lễ tiếm vị, rượu chè dâm dật, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò
hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương. Người tôn thất và các quan đều thất
vọng.
Mùa thu, tháng 9, ngày 20, thái tể Nguyên Trác cùng con là Nguyên Tiết
giết Nhật Lễ không được, bị giết.
Đêm hôm ấy, cha con Nguyên Trác và hai người con của công chúa Thiên
Ninh
1109
đem người tôn thất vào thành định giết Nhật lễ. Nhật Lễ trèo qua
tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi
trời sắp sáng, Nhật lễ vào cung, chia người đi bắt 18 người chủ mưu. Bọn
Nguyên Trác đều bị hại.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhật Lễ tiếm ngôi trời, là người tôn thất nhà Trần
lẽ nào lại có thể điềm nhiên ngồi nhìn để cho xã tắc dời sang họ khác? Lúc
[32a] Nhật Lễ đang có tội giết thái hậu, tiếc rằng các đại thần tôn thất
không biết kể tội và giết đi, mà mưu chước vụng về, lại bị nó giết hại. Đáng
thương thay.
Mùa đông, tháng 10, vua vì có con gái làm hoàng hậu (của Nhật Lễ), sợ vạ
lây đến mình, tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng ), ngầm hẹn với các em
là Cung Tuyên Vương Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Nguyên Đán,
Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại
1110
, phủ Thanh Hóa