để dấy quân. Khi ấy, Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà
không biết Ngô Lang đồng mưu với vua. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh
bắt, (Ngô Lang ) đều bí mật bảo họ theo vua đừng về nữa. Rất nhiều lần sai
các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về, Ngô Lang cũng xin
đi, Nhật Lễ không cho.
Trước đây, vua vốn không có ý định làm vua. Công chúa Thiên Ninh bảo :
"Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác ?
Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô [32b] dẹp nó cho!". Lúc ra đi, vua
làm bài thơ gởi cho em là Kính rằng:
Vị cực sàm thân tiện thứ quan, Trắc thân, độ lĩnh, nhập sơn man. Thất lăng
hồi thủ thiên hàng lệ, Vạn lý môn tâm lưỡng mấn ban, Khử Vũ đồ tồn
Đường xã tắc, An Lưu phục để Hán y quan. Minh Tông sự nghiệm quân tu
ký, Khôi phục thần kinh chỉ nhật hoàn. ( Ngôi cả gièm nhiều mới bỏ quan,
Né thân, vượt núi, tới sơn man, Bảy lăng
1111
ngoảnh lại châu tuôn chảy,
Muôn dặm đau lòng, tóc bạc lan. Diệt Vũ (2), giữ gìn đường xã tắc, Phò
Lưu(3) lại thấy hán y quan. Minh Tông sự Nghiệp em nên nhớ, Thu phục
thần kinh sắp khải hoàn.) Người bấy giờ cho bài thơ ấy là sấm.
Khi vua chưa ra đi, chi hậu nội nhân phó chưởng là Nguyễn Nhân khuyên
ngài: "Người ta muốn hại ông, sao ông không xem thời cơ mà hành động
trước?". Đến khi vua lên ngôi lấy Nhiên làm hành khiển, thăng làm tả tham
ty chính sự. Nhiên chữ nghĩa ít, khai phê giấy tờ, vua thường bảo vẽ các nét
chữ đưa cho Nguyễn Nhiên xem.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Báo cho vua tai nạn là ơn riêng, ban tước cho
người tai nạn giữa triều là việc công .Vua nhớ ơn của Nguyễn Nhiên, đền
đáp bằng vàng,lụa thì được, cho làm hành khiển [33a] là chức quan trọng
thì không được. Chức hành khiển đời bấy giờ cũng như "lục khanh" đời
Chu, là các quan chức điều hành chính sự của đất nước, mà lại để cho
người không biết chữ làm, thì không phải là lựa chọn vì việc công vậy.
Tháng 11, vua cùng Cung Tuyên (vương), Thiên Ninh (công chúa) đều dẫn
quân về Kinh.
Ngày 13, [Vua] đến phủ Kiến Hưng
1112
( tên cũ là Hiển Khánh, hạ Nhật Lễ