Kỷ Mùi, [Xương Phù] năm thứ 3 [1379], (Minh Hồng Vũ năm thứ 12).
Mùa xuân, tháng 2, Lê Quý Ly làm Tiểu tư không kiêm Hành khu mật đại
sứ như cũ.
Quý Ly tiến cử Nguyễn Đa Phương làm tướng quân. Đa Phương là con của
Sư Tề. Quý Ly hồi nhỏ theo học Sư Tề, Sư Tề dạy cho võ [3a] nghệ, nhân
đó nhận Đa Phương làm em. Đa Phương từng bị Chiêm Thành bắt, sau đó
trốn về. Đến đây, Quý Ly tiến cử ông ta. Lại có chủ thư thị ngự sử Phạm Cự
Luận giỏi bày mưu tính kế, Quý Ly tiến cử làm quyền đô sự. Người bấy giờ
bảo Quý Ly có "phương viên tá lự
1149
.
Mùa hạ, hạn hán, đói to.
Mùa thu, tháng 8, Nguyễn Bồ, ngưi lộ Bắc Giang tự xưng là Đưởng lang tử
y, dùng pháp thuật, tiếm hiệu xưng vương làm loạn, bị giết.
Tháng 9, sai quân dân chở tiền đồng giấu vào núi Thiên Kiện
1150
(núi
Thiên Kiện trước gọi là núi Địa Cận, tục truyền có cây tùng cổ, rồng quấn ở
trên, Trần Thái Tông dựng hành cung ở đó).
Mùa đông, tháng 10, giấu [tiền] ở khám
1151
Khả Lãng, Lạng Sơn, là vì sợ
nạn người Chiêm đốt cung điện.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thiên tử có cả bốn biển, kho tàng phủ khố đâu
chẳng phải là [3b] của mình? Đương khi nước nhà nhàn hạ thì làm tỏ chính
hình, sửa sang lễ nghĩa, ví như con chim đi lấy rễ dâu ràng buộc cửa tổ
1152
,
thì ai làm nhục mình được? Thế mà sợ tai nạn Chiêm Thành đốt cướp, đem
chở tiền của giấu tận hang cùng núi thẳm, làm kế tránh giặc, thực là nhử
giặc đến, chuốc lấy tiếng chê cười của đời sau. Có thể coi là cả nước không
còn người nữa vậy!.
Hữu tướng quốc Cung Tín Vương Thiên Trạch mất.
Canh Thân, [Xương Phù] năm thứ 4 [1380], (Minh Hồng Vũ năm thứ 13).
Mùa xuân, tháng 2, người Chiêm xúi giục người Tân Bình, Thuận Hóa ra
cướp Nghệ An, Diễn Châu, cướp của bắt người.
Tháng 3, [Chiêm Thành lại] cướp các nơi ở Thanh Hóa. Thượng hoàng sai
Lê Quý Ly chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống giữ.
Đến Ngu [4a] Giang
1153
, đóng cọc ở giữa sông cầm cự với người Chiêm.