đánh hư hỏng. Dẫn quân về.
Mùa hạ, tháng 6, chúa Chiêm Thành là Chế Bồng Nga cùng với thủ tướng
La Ngai dẫn quân đi bộ theo chân núi, từ trấn Quảng Oai
1164
dò đưng đến
đóng ở sách Khổng Mục. Kinh sư kinh động. Thượng hoàng sai tướng chỉ
huy quân Hoa Ngạch là Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ.
Mật Ôn đến chân Tam Kỳ (nay là phủ Quảng Oai) định bày trận chống giữ.
Nhưng giặc đã mai phục từ trước, quân voi đều xông ra, quan quân thua
chạy, Mật Ôn bị giặc bắt sống.
Chiêm Thành từ đi Lê, Lý tới đây, quân lính hèn nhát, hễ quân ta đến là
đem cả nhà chạy trốn hoặc họp nhau khóc lóc xin hàng. Đến Bồng Nga, La
Ngai mới tập họp dân họ lại [6b], bảo ban dạy dỗ, thay đổi dần dần thói cũ,
trở nên can đảm, hăng hái, chịu được gian khổ, nên thường hay sang cướp,
trở thành tai họa của nước ta.
Nguyễn Đa Phương đôn đốc quân lính dựng rào trại ở kinh thành, ngày
đêm phòng giữ. Thượng hoàng ngự sang sông Đông Ngàn để lánh giặc. Khi
ấy có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo
thuyền ngự lại, xin [thượng hoàng] ở lại đánh giặc, nhưng (thượng hoàng)
không nghe.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nghệ Tông thiếu can đảm. Giặc chưa tới đã lánh
trước, thì người trong nước như thế nào? Mộng Hoa là một người học trò,
còn biết giữ Nghệ Tông lại, những kẻ ăn thịt thực đáng khinh thay!
1159
.
Độc bạ Trần Công Niếu cưỡi ngựa tuần tra, giặc đuổi theo, đến địa hạt Cát
Giang, bị ngăn cách con ngòi rộng đến một trượng. Ngựa nhảy qua ngòi
thoát được, bèn đặt tên cho con ngựa là Tử Bất Tề.
[7a] Mùa đông, tháng 12, Chiêm Thành dẫn quân về. Thượng hoàng ở cung
Bảo Hòa
1166
, sai Thiêm tri nội mật viện sự Nguyễn Mậu Tiên, Lễ bộ lang
trung Phan Nghĩa và gia thần Vũ Hiếu hầu (không rõ tên) ở Tiên Du thay
phiên nhau chầu chực. [Thượng hoàng] ban cho ăn và hỏi các việc cũ, ghi
chép từng ngày, biên soạn thành 8 quyển, đầu đề là Bảo Hòa dư bút
1167
, sai
Đào Sư Tích đề tựa ở đầu sách để dạy bảo Quan gia.
Giáp Tý, [Xương Phù] năm thứ 8 [1384], (Minh Hồng Vũ năm thứ 17).