Ngạc lại làm bài thơ yết hậu bằng quốc ngữ để châm biếm Nguyên Đán.
Nguyên Đán tính chuyện thông gia để mong tránh mối họa sau này, đem
con là Mộng Dữ gửi gắm Quý Ly, Quý Ly đem công chúa Hoàng Trung là
con gái của cố tôn thất Nhân Vinh gả cho Dữ
1172
. Sau Quý Ly trị nước, lấy
Mộng Dữ làm Đông cung phán thủ, em Mộng Dữ là Thúc Dao và Thúc
Quỳnh làm tướng quân, con cháu Nguyên Đán đều tránh được nạn.
Nguyên Đán có hai người con gái, con trưởng tên là Thái [8b], con thứ tên
là Thai, sai nho sinh đem văn học dạy cho hai người.
Nguyễn Ứng Long dạy Thái, Nguyễn Hán Anh dạy Thai. Ứng Long nhân
gần gũi lả lơi, làm thơ ca quốc ngữ khêu gợi Thái, thông dâm với Thái, Hán
Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Ứng Long. Thái có thai, Ứng Long
bỏ trốn.
Đến ngày Thái đẻ, Nguyên Đán hỏi Ứng Long ở đâu. Người nhà trả lời là
Ứng Long sợ tội trốn đi rồi. Nguyên Đán nói:
"Vận nước sắp hết, biết đâu chẳng phải là trời xui nên thế, vị tất không phải
là phúc".
Bèn cho gọi hai chàng về bảo rằng:
"Người xưa cũng đã có chuyện này. [Các ngươi] không thấy chuyện Văn
Quân với Tương Như hay sao
1173
. Nếu [các ngươi] làm được như Tương
Như, truyền lại danh tiếng cho đời sau thì đó là điều mong muốn của ta".
Hai chàng cảm ơn sâu nặng, chăm chỉ học hành. Đến khi thi, cả hai đều đỗ.
Thượng hoàng nói:
"Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng, bỏ
không dùng".
Sau Hán Anh làm quan đến chức Chuyển vận. Ứng Long đến nhà Hồ được
cất nhắc [9a] sử dụng, đổi tên là Phi Khanh (Phi Khanh sinh ra [Nguyễn]
Trãi, cũng đỗ thái học sinh).
Nguyên Đán có tập thơ tên là Băng Hồ
1174
, vài quyển, truyền ở đời. Bấy
giờ Hàn lâm học sĩ Hồ Tông Thốc cũng có tập thơ Thảo nhàn hiệu tần thi
tập đều là cảm thờI thế mà làm cả.
Bính Dần, [Xương Phù] năm thứ 10 [1386], (Minh Hồng Vũ năm thứ 19).