Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng
1357
.
Vua bảo các quân:
"Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh
không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan
1358
thì chắc chắn phá được
chúng".
Tất tâu: "Hãy bắt hết bọn giặc còn sống sót, không nên để mối lo về sau".
Do dự mãi không quyết định được. Quân giữ thành Đông Quan đến cứu
viện, đón Mộc Thạnh về. Tất chia quân vây các thành, gửi hịch cho các lộ
hành quân đánh giặc.
Phan Phu Tiên nói: Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu
[11b] Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước. Chiếm
được Đông Đô thì
các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả
đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì
thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ là đáng lắm!
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế
chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn
đã rèn sẳn. Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng
tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường]
Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được,
còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép hơn địch
gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh
1359
là hơn. Nếu không
thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn
không thể thừa thế chẻ tre mà đánh. [12a] huống chi thành Đông Quan.
Kẻũ ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết
Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong
khoảng một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết
oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất.
Quan quân đến phủ Kiến Xương, viên thổ quan đồng tri Trần Quốc Kiệt
trốn vào rừng bị chết đói. Trần Phúc
1360
nghe tin cho lập đền thờ.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Quốc Kiệt chết đói, không phải là giữ tiết nghĩa