tước to, tham bổng lộc nhiều, thì đó là hạ sách.
Nếu ngài làm theo thượng sách thì tôi là nhân sâm, cam thảo, chỉ xác, trần
bì bổ sung vào ô thuốc của ngài, tùy ngài sử dụng. Nếu ngài làm theo trung
sách, thì tôi xin bưng khay chén hầu hạ ở đó, cũng xin tùy ngài sai khiến.
Nếu ngài làm theo hạ sách thì tôi sẽ là kẻ câu vắng cầy nhàn
1374
cho hết
tuổi thừa mà thôi".
Đến khi tịch biên nhà Bá Kỳ, bắt được bức thư ấy, tâu lên, sai bắt Cảnh
Tuân để xét hỏi, thì gần đây vì loạn lạc, không biết đi đâu.
Đến đây, đặt học hiệu ở Giao Châu, bắt được Cảnh Tuân đưa về Kim Lăng
giam xuống ngục của y vệ Cẩm. Cảnh Tuân ở trong ngục 5 năm, cùng con
là Thái Điên đều ốm chết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ba phương sách của Cảnh Tuân có khí thái của
bậc trượng phu. Ông nhận [19b] chức giáo thụ của nhà Minh phải chăng là
vì muốn ẩn dật mà khônng được?
Nhâm Thìn, [Trùng Quang] năm thứ 4 [1412], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ
19). Mùa xuân, tháng giêng, viên phụ đạo ở Đại Từ, Thái Nguyên là
Nguyễn Nhuế khởi binh, hoại động ở vùng núi tam Đảo, bị Trương Phụ nhà
Minh bắt.
Bấy giờ kinh lộ đều phụ thuộc vào nhà Minh, trăm họ phải làm sai dịch và
nộp lương theo sự sai bắt của bọn quan thú nhiệm. Thổ quan thì đóng
thuyền và lập đồn điền để giúp việc cho tổng binh. Từ Ciễn Châu trở vào
nam, không được cày cấy.
Mùa hạ, tháng 6, Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh đem quân đánh vào
hành tại ở Nghệ An, gặp bọn Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung ở
Mô Độ. Dung, Phụ đều liều chết đánh nhau chưa phân thắng bại, thì Súy và
Cảnh Dị vượt biển chạy, Hồ Bối bỏ thuyền lên bờ. Dung thế cô, không có
cứu viện, bèn đi thuyền nhẹ vượt biển trốn đi.
[20a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo cầm quân chế thắng cốt ở đồng tâm
hiệp lực. Giả sử bọn Súy và Dị một lòng quyết đánh thì Dung và Phụ cũng
chưa biết ai được ai thua. Đó là vì trời không giúp họ Trần vậy!.
Mùa thu, tháng 7, nhà Minh sai Tổng binh Hàn Quan với chức Hữu quân