hiếu với bọn tướng giặc Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, để yên lòng quân. Sai
bề tôi thân thích là bọn Lê Vận, Lê Trăn đi giảng hòa.
Nhà Minh sai nội quan cùng Hộ bộ chủ sự Mã Minh kiễm kê tiền bạc và
lương thực chứa trong kho các phủ, châu, huyện. Đồng thời, sai An Bình bá
Lý An và Trần Trí, đều giữ chức tham quan để trấn trị đất này.
Quý Mão, [1423], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 21). Mùa hạ, tháng 4, ngày 14,
vua lại đem quân về Lam Sơn.
Bọn tham tướng Trần Trí, nội quan Sơn Thọ nhà Minh đưa biếu vua nhiều
trâu ngựa, cá muối cùng thóc giống và nông cụ để dụ dỗ. Vua cũng sai bọn
Trăn đưa tặng vàng bạc để đáp lễ, nhưng vẫn bí mật [10b] phòng bị. Bọn
Trí biết ý định của vua bề ngoài giả cách thân thiện, nhưng bên trong thì
ngầm mưu đánh úp, liền bắt giữ bọn Trăn không cho về. Vua nổi giận, cắt
đứt giảng hòa. Các tướng sĩ cũng sôi sục căm thù, đều thề xin liều chết
quyết chiến.
Bọn quan lại ở nước ta lại phải [sang Yên Kinh] làm lễ chầu hầu và dâng sổ
tu tri
1432
. Nơi nào chỉ có một viên lưu quan
1433
và có thổ quan thì sai viên
lưu quan đi, lấy viên quan khác đến thay. Những viên lưu quan đều bị xét
hỏi, xong việc thì được trở về chức cũ, chỉ có bọn thổ quan, thổ lại thì thả
về ngay.
Mùa đông, tháng 11, ngày 21, hoàng tử Nguyên Long sinh.
Giáp Thìn, [1424], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng,
nhà Minh ra lệnh khai thác mỏ bạc. Trước đó, chỉ khai thác mỏ vàng. Đến
đây, ra lệnh khai thác mỏ bạc, nhưng chưa làm lại thôi.
Mùa thu, tháng 7, vua Minh thân hành đi đánh giặc Hồ
1434
, đem quân về
đến sông Du Mộc
1435
thì ốm nặng, để di mệnh truyền ngôi cho hoàng thái
tử. Ngày Tân Mão 18, vua Minh băng, nhưng giữ kín, đưa về đến Yên Kinh
mới phát tang, thọ 65 tuổi, táng ở Trường Lăng, miếu hiệu [11a] Thành Tổ,
tên thuỵ là Văn Hoàng Đế.
Mùa thu, tháng 8, ngày 15, thái tử nhà Minh Cao Xí lên ngôi, đổi niên hiệu
là Hồng Hy, đại xá. Tờ chiếu viết:
"Trẫm nghĩ, trời sinh ra dân, liền lập ra vua chúa để yêu nuôi muôn triệu