83
Về việc Trương Trọng giải thích tên gọi quận Nhật Nam, lời chú thích
của Toàn Thư ở đây ghi là trả lời câu hỏi của Tấn Minh Đế (323-326).
Cương mục căn cứ theo Lĩnh Nam di thư ghi là Trọng trả lời câu hỏi của
Hán Minh Đến (58-76) chứ không phải Tấn Minh Đế. Do đó, nếu kể nhân
tài nước ta được tuyển dụng như người Hán thì phải kể Trương Trọng là
người mở đầu (CMTB2, 27).
84
Nguyên văn trong Toàn thư: "Nhật tại biểu bắc cửu thốn nhất phân".
Câu này vô nghĩa vì mặt trời không thể ở phía Bắc nêu 9 tấc 1 phân. Tân
Đường thư, q.31, Thiên văn chỉ chép rõ là: "Mặt trời ở phía bắc, bóng ở
Giao Châu ở về phía nam là 3 tấc, ở Lâm Ấp là 9 tấc 1 phân". Như vậy các
số đo ở đây là của bóng cây nêu. Ở Lâm Ấp cũng như ở Giao Châu, trong
tháng năm, mặt trời đều ở phía bắc và bóng cây nêu đều đổ về phía nam.
Nếu cây nêu dùng để đo cùng một kích thước thì càng ở xa về phía nam,
như Lâm Ấp, bóng càng dài hơn.
85
Tông Miệt: tự Nhiên Minh, người nước Trịnh, thời Xuân Thu, có tiếng
là người hiền nhưng tướng mạo xấu xí. Khi Thúc Hướng nước Tấn sang
Trịnh, Miệt đứng hầu dưới sân, chỉ nghe một lời bàn việc. Thúc Hướng liền
biết đó là Tông Miệt, bèn xuống thềm dắt tay mời lên.
86
Phủ quân: tức Thái thú. Thời Hán, dinh Thái thú gọi là phủ, do đó gọi
Thái thú là phủ quân.
87
Nguyên văn: "ky lữ", chỉ người Hán tránh loạn ở Trung Quốc chạy sang
nước ta.
88
Hồ nhân: chỉ các nhà sư Ấn Độ, Trung Á đến truyền đạo ở Liên Lâu, trị
sở của bộ Giao Chỉ thời bấy giờ.
89
Cuối đời Hán Hiến Đế, Lưu Biểu làm Thứ sử Kinh Châu, không thần
phục nhà Hán.