(theo Hậu Hán Thư q.71, Chu Tuấn truyện), chữ thất dễ nhầm với chữ thổ.
76
Tức là bộ Giao Chỉ.
77
Năm này chỉ ghi tên năm Can Chi và niên hiệu nhà Hán, không thấy ghi
việc.
78
Tác giả Toàn Thư theo quan điểm chính thống đương thời đề cao nho
học, coi Sĩ Nhiếp là người có công đầu trong việc truyền dạy chữ Hán ở
nước ta. Cương mục (phàm lệ) có nhận xét: "Sĩ Nhiếp theo lệnh triều đình
Trung Quốc phái sang làm Thái thú, không từng xưng vương bao giờ, thế
mà sử cũ cũng chép riêng thành một kỷ, nay tước bỏ đi, chỉ chép thẳng
công việc thời ấy để ghi lấy sự thực ...". Để tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn
giữ đúng nguyên bản, nhưng chỉ phiên âm chữ "vương" chứ không dịch là
vua như đối với các đế vương khác: hết kỷ Sĩ Vương thì dịch thẳng là Sĩ
Nhiếp.
79
Nguyên bản in chữ ____ theo Khang Hy tự điển, đó là lối viết không
chính thức (tục tự) của chữ _____. Các tự điển cổ dẫn trong tự điển nói trên
đều chua âm đọc hai chữ ấy là Tiếp (hoặc phiên: tô hiệp thiết; hoặc phiên:
tất hiệp thiết) CMTB2, 29a cũng chua âm là Tiếp (tô thiếp thiết). Nhưng ở
đây chúng tôi vẫn phiên là Nhiếp theo thói quen lâu nay.
80
Liên Lâu: cũng thường đọc là Luy Lâu, ở Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc,
nay còn di tích thành, theo nhiều nhà khoa học, thành Liên Lâu không phải
là Long Biên.
81
Sĩ VĨ, Toàn thư chép với chữ ______; theo Tam quốc chí [Sĩ Nhiếp
truyện] tên đúng là chữ _______ (đều âm Vĩ).
82
Tức nội địa Trung Quốc.