ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 60

Ngô Tôn Quyền, Hoàng Vũ năm thứ 5). Vương mất. Trước vương ốm, đã
chết đi 3 ngày, người tiên là Đổng Phụng cho một viên thuốc hòa vào nước
ngậm, rồi đỡ lấy đầu mà lay [12a] động, mộc chốc lát mở mắt động tay, sắc
mặt bình phục dần dần, ngày hôm sau ngồi dậy được, 4 ngày lại nói được,
rồi trở lại bình thường. (Phụng tên tự là Xương Dị, người huyện Hầu Quan,
sự tích có chép trong Liệt tiên truyện. Hầu Quan là tên huyện, thuộc Phúc
Châu).

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước
văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương
thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao? Con không hiền là tội
của con thôi. Tục truyền rằng sau khi vương chết đã chôn, đến cuối thời
nhà Tấn đã hơn 160 năm, người Lâm Ấp vào cướp, đào mộ của vương,
thấy mình mặt vẫn như sống, cả sợ lại đắp lại, người địa phương cho là
thần, làm miếu để thờ gọi là "Tiên Sĩ Vương". Có lẽ là khí tinh anh không
nát, cho nên thành thần vậy. (Đền thờ tại thành cũ Long Biên

91

)

[12b] Trở lên là [kỷ] Sĩ Vương, từ năm Đinh Mão đến năm Bính Ngọ, tất
cả 40 năm [187-226].

Chú Thích:

63

Thạch Đái: làm thái thú 9 quận, Cương mục (TB2, 6b) sửa là thứ sử bộ

Giao Chỉ. Nhưng thứ sử là chức quan được đặt vào năm Nguyên Phong thứ
5 (106 TCN) đời Hán Vũ Đế.

64

Yên Lăng: nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú.

65

Huyện Mê Linh: thời thuộc Hán bao gồm phần đất tỉnh Vĩnh Phú và một

số huyện thuộc ngoại thành Hà Nội ngày nay.

66

Huyện Chu Diên: thời thuộc Hán ở miền lưu vực sông Đáy (thuộc một

phần đất Hà Tây và Hà Nam Ninh).

67

Ở đây, Toàn thư cho Lãng Bạc là Hồ Tây (Hà Nội), nhưng như vậy là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.