ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ - Trang 61

lầm. Nhiều nhà nghiên cứu đã đoán định Lãng Bạc ở vùng huyện Tiên Sơn,
tỉnh Hà Bắc ngày nay.

68

Chuyện cột đồng Mã Viện được chép trong một số tài liệu của Trung

Quốc, nhưng đều không ăn khớp với nhau. Cho cột đồng ở Cổ Lâu (Khâm
Châu) chỉ là một thuyết, CMTB2, 13b chép là Cổ Sâm (theo Nhất Thống
Chí của nhà Thanh).

69

Kiển: ổ kén.

70

Nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.

71

Phương bá: gọi chung quan đứng đầu địa phương, nhưng thường chỉ

quan đứng đầu một châu như Thứ sử, Quan sát sứ thời Hán, Bồ chính sứ
thời Minh - Thanh, v.v...

72

Về việc Chu Xưởng dâng biểu, Cương mục ghi rõ: "Khoảng thời Hán

Thuận Đế, Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập đất Giao Chỉ làm một
châu, triều đình bàn định không cho, nhưng phong cho Chu Xưởng làm
Thứ sử Giao Chỉ" (CMTB2, 17b, dẫn Tấn Chí). Như vậy nhà Hán chỉ cho
Xưởng làm Thứ sử là chức quan chính thức của người cai quản một châu,
còn việc lập riêng một châu (lĩnh các quận) thì mãi đến năm Kiến An thứ 8
(203) mới thực hiện.

73

Nam Châu: châu ở phương Nam, chỉ Giao Châu.

74

Ô Hử: tên tộc thiểu số ở vùng núi Ô Hử thuộc huyện Hoành, tỉnh Quảng

Tây (CMTB2, 24a dẫn Hậu Hán Thư và Nam Châu Dị Vật Chí cũng ghi Ô
Hử ở phía nam Quảng Châu, phía bắc Giao Châu). Nguyên bản in nhầm là
Điểu Hử, chữ Ô dễ nhầm với chữ Điểu.

75

Nguyên bản in nhầm là: "thổ quận binh", đúng ra là "thất quận binh"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.