thông của thời. Xét suốt các cuộc loạn lạc trong cõi nước Việt ta, chưa bao
giờ đến tột cùng như lúc này, các lần dấy nghiệp đế vương chưa bao giờ
khó khăn như lúc này.
Triệu Vũ Đế nhân nhà Doanh tần rối loạn, trung nguyên không có kẻ đứng
đầu, quần hùng đánh lộn lẫn nhau, mà kiêm tính đất đai, chưa lấy gì làm
khó. Đinh Tiên Hoàng nhân nhà Ngô đã mất, mười hai sứ quân cát cứ, mất
hết kỷ cương, mà dựng nên nước, cũng chưa lấy gì làm khó. Nhà Lê
1559
thay nhà Đinh, nhà Lý thay nhà Lê, nhà Trần thay nhà Lý [53a] đều là nối
đời thái bình, nhân lúc suy loạn, lại càng dễ lắm. Nói cho cùng, cũng đều
chưa khỏi tiếng cướp ngôi, chẳng phải là hành vi nhân nghĩa để phô cùng
thiên hạ, cho mọi người sướng mắt trông vào, như cuộc đổi đời của vua
Thang vua Vũ!.
Họ Hồ thoán nghịch, tự chuốc bại vong, giặc Minh tàn bạo, hòng thay bờ
cõi. Chúng giả nhân, diệt nước, giết hại, làm càn. Dân nước Việt ta, gan óc
lầy đất. Còn thơ cháu bé bị giáo gươm đâm chém, quăng xác thảm thê.
Người lớn thì phía nam chạy xuống Chiêm Thành, phía tây trốn sang Đại
Lý
1560
. Làng mạc hoang phế, xã tắc thành gò cho thỏ chui, cho hưu chạy,
thành bãi hoang cho chim đỗ, thành rừng rậm cho hổ báo náu mình. Rồi
giặc chia châu, đặt huyện, đắp lũy, đào hào, đóng quân trấn giữ đến hơn hai
mươi năm, thay đổi phong tục nước ta theo tóc dài, răng trắng
1561
, biến
người nước ta trở thành người Ngô, Than ôi! hoạ loạn tột cùng[53b] đến
mức như vậy!.
Vua sinh vào thời buổi ấy, bẩm chất văn võ thánh thần, gặp lúc trời đất đoái
thương, không nỡ ngồi nhìn sinh dân lầm than, quân giặc ngang ngược.
Nghĩ rằng trách nhiệm thay trời đánh giặc chẳng ở ta thì còn ai nữa! Nhưng
còn lo vận trời đang bĩ chưa thông, việc lớn gian nan khó nổi. Thế rồi hội tụ
bề tôi cùng chí hướng, tôi gươm thiêng cho sắc, giấu tiếng chốn Lam Sơn,
xem thế, đợi thời. Gặp việc thì lo sợ, không dám vội vàng. Giữ chổ hiểm,
đặt phục binh, thường lấy ít để địch nhiều; tính thời cơ, nắm chắc thắng,
hay lấy yếu để chống mạnh. Khí giới, lương thực phần nhiều lấy ở chổ
giặc. Kinh dinh hơn mười năm, khốn lo bao nhiều độ. Chỉ vì mưu đã sâu,