Đế Tiêu Đạo Thành, Kiến Nguyên năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 3, ngày
mồng 1, có nhật thực.
Mùa thu, tháng 7, vua Tề lấy Lý Thúc Hiến làm Thứ sử Giao Châu. Thúc
Hiến là em con chú con bác của Trường Nhân. Trước đó khi Thứ sử
Trường Nhân chết, Thúc Hiến thay lĩnh việc châu, vì thấy hiệu lệnh chưa
được thi hành cho nên sai sứ sang xin nhà Tống cho giữ chức Thứ sử. Nhà
Tống lấy Thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán làm Thứ sử Giao Châu, cho
Thúc Hiến làm Ninh Viễn quân tư mã, giữ chức Thái thú hai quận Vũ Bình
và Tân Xương
133
. Thúc Hiến đã được mệnh lệnh của triều đình [nhà
Tống], lòng người phục theo, bèn đem quân giữ nơi hiểm, không chịu thu
nạp Thẩm Hoán. Hoán lưu lại ở Uất Lâm, rồi chết. Vua Tề bèn cho Thúc
Hiến làm Thứ sử, vỗ yên đất phương Nam. Năm ấy nhà Tống mất.
[13a] Giáp Tý, [484], (Tề Vũ Đế Di, Vĩnh Minh năm thứ 2). Lý Thúc Hiến
nhận mệnh xong liền cắt đứt việc cống hiến. Vua Tề muốn đánh.
Ất Sửu, [485], (Tề Vĩnh Minh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, ngày
Bính Thìn, vua Tề lấy Đại tư nông Lưu Khải làm Thứ sử, phát binh các
quận Nam Khang, Lư Lăng, Thủy Hưng đi đánh Lý Thúc Hiến. Thúc Hiến
sai sứ xin bãi binh, dâng 20 cỗ mũ đâu mâu toàn bằng bạc cùng dải tua
bằng lông công. Vua Tề không cho. Thúc Hiến sợ bị Khải đánh úp, mới đi
đường tắt từ Tương Châu sang chầu vua Tề, Khải bèn vào trấn.
Canh Ngọ, [490], (Tề Vĩnh Minh năm thứ 8). Mùa đông, tháng 10, Thứ sử
là Phòng Pháp Thặng (thay Lưu Khải) chỉ thích đọc sách, thường cáo ốm
không làm việc, vì thế trưởng lại
134
là Phục Đăng Chi được chuyên quyền
[13b] thay đổi các tướng lại mà không cho Pháp Thặng biết. Lục sự là
Phòng Tú Văn mách với Pháp Thặng. Pháp Thặng cả giận, giam Đăng Chi
vào ngục hơn 10 ngày. Đăng Chi hối lộ nhiều cho Thôi Cảnh Thúc, là
chồng của em gái Pháp Thặng, nên được thả ra, rồi đem bộ khúc đánh úp
châu trị, bắt Pháp Thặng, bảo Thặng rằng: "Sứ quân đã có bệnh, thì không
nên khó nhọc", rồi giam ở một nhà riêng. Pháp Thặng không có việc gì, lại
gặp Đăng Chi xin đọc sách. Đăng Chi nói: "Sứ quân ở yên còn sợ phát
bệnh, há lại còn xem sách?", bèn không cho, rồi tâu [với vua Tề] là Pháp