lại, tươi trẻ, hồn nhiên. Nó toàn tâm toàn lực hướng về cái khoa học lớn
nhất, cái nghệ thuật lớn nhất. cao quý nhất của mọi khoa học, mọi nghệ
thuật: giáo dục con người. Nó vẫn giữ được bầu không khí dưỡng dục tự
nhiên, cao nhã, vẻ giản dị vẫn có của học đường với phấn trắng bảng đen,
những đặc trưng ngọc ngà của môi trường.
Các thầy, những nhà khoa học kiêm nghệ sĩ của chúng em, đẹp làm sao!
Em nói vậy từ lòng ngưỡng mộ thật thà. Nhưng, em sẽ là một kẻ nói dối
nếu em không nói thêm câu này: Các thầy của chúng em mới yếu đuối làm
sao!
Thầy Tự ơi, em đã ngẫm nghĩ rất nhiều năm để đi tới câu nói thêm ấy.
Và em muốn bắt đầu từ cái buổi khai giảng năm học đầu tiên cấp trung học
đầu tiên của chúng ta. Thầy còn nhớ không thầy, cái ngày hội khai sáng ấy?
Dân thị xã nô nức tới, ai cũng muốn là chứng nhân của lịch sử. Ai cũng
muốn được chia vui. Sân trường phấp phới các sắc cỡ và hồng hào những
gương mặt hân hoan của thầy - trò.
Các thầy có lẽ là những người vui nhất. Thầy mặc áo trắng, quần xanh,
tóc rẽ ngôi. Bài diễn văn của thầy súc tích, bóng bẩy như văn thầy nói hàng
ngày với chúng em. Nhưng, hôm đó, em kinh sợ phát hiện ra, lại cố phủi bỏ
đi, cuối cùng là nhớ mãi, chính các thầy lại là những kẻ tủi hổ nhất trần đời.
Em nhớ như in cảnh tượng này. Bốn mươi mốt đứa học sinh lớp 8 chúng em
ngồi trên ghế băng ở giữa cùng với hơn hai trăm các em học trò lớp 7. Hai
bên cánh gà thì bên trái là hơn hai trăm đại biểu và nhân dân, cùng cha mẹ
học sinh, bên phải là các thầy ngồi trên những chiết ghế ba nan. Lễ khai
giảng tổ chức ở sân trường. Một tấm phông xanh căng làm nền, trước đó là
cái bàn trên đặt lọ hoa tươi. Ông Lại, Bí thư Thị ủyã đứng ở sau cái bàn ấy
hơn một tiếng đồng hồ liền. Nắng sớm tháng tám nhuộm đỏ khuôn mặt sần
sùi trứng cá của ông. Ông to như ông hộ pháp trong chùa, nhưng dài trên,
ngắn dưới, tai bẹp, mắt gườm gườm. Ông chẳng có được một ánh cười trên