ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 426

Chú thích

[←1]

Từ đây về sau, phần để trong ngoặc đơn là tên tác phẩm do chúng tôi

tạm dịch.

[←2]

Pure Food and Drug Act, đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành ngày

30/6/1906, quy định việc kiểm tra các sản phẩm thịt, nghiêm cấm việc sản
xuất, buôn bán hoặc vận chuyển các loại thực phẩm pha trộn và biệt dược
có độc tố. (Từ đây về sau, chú thích nào của tác giả sẽ đề (TG) ở cuối, còn
lại là các chú thích của người dịch và Ban Biên tập).

[←3]

Những cuốn sách hời hợt cũng có thể đánh đúng tâm lý đám đông

trong ngành truyền thông được như vậy, nhưng rất có thể hôm nay người ta
mua đấy, mai lại cất lên giá, và sẽ không bao giờ đọc đến nữa (dù thường
xuyên nhắc đến). (TG)

[←4]

Cần lưu ý rằng, nếu có nảy sinh vấn đề nguồn tác giả, kể cả ghi nhận

bản quyền và trách nhiệm, phần vì nhiều ấn bản Đám đông cô đơn khác
nhau được in ra có những thay đổi trong lời ghi nhận bản quyền, sẽ không
có tranh chấp nào giữa tác giả và những người cộng tác. Như Nathan Glazer
đã trình bày, Đám đông cô đơn là “cuốn sách của David Riesman. Ông đã
ấp ủ nó, viết hầu hết nội dung, và đã viết lại bản sau cùng. Những đóng góp
của hai đồng tác giả được nêu tên, dưới dạng khởi thảo, báo cáo nghiên cứu
và khi viết lại các bản nháp đầu tiên của Riesman, có thể đã khích lệ ông
mở rộng, chỉnh lý và phát triển những ý tưởng riêng, nhưng gì thì gì nó vẫn
là cuốn sách của ông” (Glazer, “Tocqueville and Riesman: Two Passages to
Sociology” [Tocqueville và Riesman: hai con đường đến xã hội học], bài
giảng về xã hội Mỹ của David Riesman, 20/10/1999, Cambridge: Harvard
University, Department of Sociology, tr. I). Dường như việc Glazer và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.