ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 436

[←62]

Kế hoạch Marshall, được gọi theo tên Ngoại trưởng Mỹ George

Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Tên chính thức của
nó là Kế hoạch phục hưng châu Âu, với mục tiêu thiết lập một nền móng
vững chắc hơn cho các nước Tây Âu sau Thế chiến thứ hai.

[←63]

Tác giả ngụ ý Nhật Bản.

[←64]

Chỉ trong các bài viết sau này chúng tôi mới vạch rõ điểm khác biệt

giữa hoạt động “dân sự” (ví dụ, quan tâm đến trường lớp, quy vùng, sân
chơi) và hoạt động “chính trị” trong bối cảnh rộng hơn, bình luận về sức thu
hút của lĩnh vực dân sự dễ kiểm soát và có vẻ “tử tế” ngược với sự trì độn,
ghê tởm và dễ gây tranh cãi của chính trị. Xem Riesman, “Work and
Leisure in Post-Industrial America” (Công việc và sự nhàn rỗi ở nước Mỹ
hậu công nghiệp) trong Mass Leisure (Nhàn rỗi đại chúng), do Eric
Larrabee và Rolf Meyersohn chủ biên, Glencoe, Illinois, Free Press, 1958,
tr. 363-388. (TG)

[←65]

Robert Oppenheimer (1904-1967), nhà vật lý hạt nhân người Mỹ, bị

điều tra về việc ông có phải là đảng viên cộng sản hay không.

[←66]

Edward Teller (1908-2003), nhà vật lý hạt nhân người Mỹ, ủng hộ

mạnh mẽ việc Mỹ phát triển vũ khí hạt nhân và làm chứng chống lại
Oppenheimer.

[←67]

Tôi chia sẻ những băn khoăn dẫn Mills đến chỗ viết The Causes of

World War II (Những nguyên nhân của Thế chiến thứ hai), nhưng không
chia sẻ cái hy vọng chỉ nhìn thấy được lờ mờ nếu chúng ta nghĩ ai đó cầm
quyền có thể đàm phán hiệu quả mà không sợ điều các chính trị gia cấp
giữa của Mills có thể nói, không sợ nhóm bán quân sự mà các chính trị gia
đó có thể huy động trong nội bộ các cơ quan, cũng như chủ nghĩa sôvanh
hung hăng và thói hiếu chiến dễ xúi giục của những người mà Veblen gọi là
dân chúng cơ sở. (TG)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.