Để có một thảo luận ngắn về nghịch lý trong khái niệm chủ nghĩa cá
nhân, xem “Individualism Today” (Chủ nghĩa cá nhân ngày nay) của John
W. Ward trong Yale Review (số mùa Xuân 1960), tr. 380-392. (TG)
So sánh với thảo luận về chuyển biến xã hội và tâm lý ở Trung Hoa
Cộng sản trong Thought Reform and the Psychology of Despotism (Cải cách
tư duy và tâm lý học chế độ chuyên chế) của Robert J. Lifton, New York,
Norton, 1961. (TG)
Karl Marx (1818-1883), nhà tư tưởng Đức.
Nguyên văn: “alienated”, với nghĩa là “tình trạng trở nên xa lạ với
công việc, môi trường, sản phẩm hoặc bản thân”. Thuật ngữ này trong triết
học của Marx được dịch là “tha hóa”, nhưng từ “tha hóa” hiện nay thường
được dùng với nghĩa sự suy thoái đạo đức hay lối sống, nên có người dịch
là “vong thân”.
Tôi nghĩ ngay đến những người Mỹ ngày nay lập luận rằng, nếu
chúng ta cho Tưởng Giới Thạch quyền tự do hành động và hầu như không
nhiều quân hơn, ông ta có thể chiếm được Trung Hoa; song những người
Mỹ này không nhận ra rằng cả thế giới giờ đây đã biết tỏng cái đã từng là
vũ khí bí mật của người da trắng: tính cách của họ, các giá trị của họ và tổ
chức của họ. (TG)
Xem Talcott Parsons và Winston White, “The Link between
Character and Society,” (Mối liên kết giữa tính cách và xã hội) trong cuốn
Sociology of Culture (Xã hội học về văn hóa) của Lipset và Lowenthal.
Parsons và White vạch ra sự khác biệt rõ ràng giữa mục tiêu (hướng được
chỉ định nhắm tới) và tác nhân (những người tạo ra định hướng). (TG)
Nhiều nhà dân tộc học và nhà nghiên cứu xã hội nông dân đã chỉ ra
sự đa dạng vô cùng của các nền văn hóa có chung những nét tiêu biểu là
tình trạng mù chữ, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết cao. Ai đọc các báo cáo dân tộc