bày trong bài viết “Inner-Direction, Other-Direction and Autonomy” (Các
típ nội tại định hướng, ngoại tại định hướng và độc lập) trong cuốn
Sociology of Culture do Lipset và Lowenthal chủ biên. Nghiên cứu này còn
làm sáng tỏ khả năng hấp dẫn là, những cá nhân mà ta thấy - trên cơ sở trắc
nghiệm tâm lý - thuộc típ nội tại định hướng kỳ thực còn là người có “trọng
lực,” tức là chịu ảnh hưởng của trọng lực về mặt sinh lý, có khả năng ngồi
thẳng tắp trong thí nghiệm ghế nghiêng phòng nghiêng của Witkin, còn
những ai được cho là bị ngoại tại định hướng thì cũng là người chịu ảnh
hưởng của bên ngoài hay môi trường, họ bị độ nghiêng của phòng cũng như
trọng lực tác động.
Để có một ví dụ thú vị, xem Michael S. Olmsted, “Character and
Social Role” (Tính cách và vai trò xã hội), American Journal of Sociology,
LXIII (1957), 49-57, mô tả một khảo sát nhỏ cho thấy một nhóm sinh viên
trường Đại học nữ Smith được hỏi liệu họ có xem mình là kiểu nội tại định
hướng hay ngoại tại định hướng nhiều hơn so với cha mẹ, bạn bè cả hai
phái, và mức con gái “trung bình” ở Smith. Phần lớn xem mình là “nội tại
định hướng” hơn các sinh viên khác. (TG)
Lev Nikolayevich Tolstoy (1828-1910), nhà văn Nga nổi tiếng.
Alexis de Tocqueville (1805-1859), Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp (1849), tác giả của khảo luận kinh điển Nền dân trị
Mỹ.
“A Changing American Character?” trong cuốn Sociology of Culture
do Lipset và Lowenthal chủ biên. Xem thêm lập luận của Talcott Parsons và
Winston White rằng các giá trị Mỹ vẫn gần nguyên vẹn như từ đầu, trong
cùng cuốn, bài “The Link between Character and Society”. (TG)
So sánh với Eric Larrabee, The Self-Conscious Society (Xã hội tự ý
thức), New York, Doubleday, 1960. (TG)