Áp lực tài chính thường dẫn những người làm việc một tuần ít giờ
đến chỗ kiếm thêm việc thứ hai, đôi khi như ở Akron người ta thậm chí làm
công việc thứ hai cả ngày, nhưng chính sức hút của tiền lương chứ không
phải công việc là nguyên nhân để người ta làm đêm ngoài giờ như thế. (TG)
Xem Talcott Parsons, “A Tentative Outline of American Values”
(Thử phác thảo các giá trị Mỹ), bản thảo chưa in, 1958. Xem thêm Clyde
Kluckhohn, “Has There Been a Change in American Values in the Last
Generation?” (Có chăng một sự thay đổi các giá trị Mỹ trong thế hệ qua?)
trong cuốn sách do Eking Morison chủ biên, The American Style: Essays in
Value and Performance (Phong cách Mỹ: các khảo luận về giá trị và thành
tích), New York, Harpers, 1958. (TG)
Kenneth Keniston, “Alienation and the Decline of Utopia” (Tình
trạng xa lạ bản thân và sự suy tàn của xã hội không tưởng), American
Scholar, XXIX (số mùa Xuân 1960), 1-40. (TG)
Chỉ các nước xã hội chủ nghĩa thời đó.
Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ (1901-09), đối nội chủ trương chống
độc quyền, đối ngoại thực hiện học thuyết Monroe nhằm tăng cường ảnh
hưởng của Hoa Kỳ ở Tây bán cầu, được gọi là “chính sách Cây Gậy Lớn”.
Được tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1906.
Erich Fromm, The Sane Society (Xã hội lành mạnh), New York,
Rinehart, 1955, tr. 362. (TG)
Xem Riesman và Glazer, “Criteria for Political Apathy” (Tiêu chuẩn
xét sự thờ ơ chính trị) trong ấn bản của Alvin Gouldner, Studies in
Leadership (Nghiên cứu lãnh đạo), New York, Harper, 1950. (TG)
Trắc nghiệm về cá tính và trí thông minh, do nhà tâm thần học Thụy
Sĩ Hermann Rorschach (1884-1922) đề xuất, trong đó đối tượng mô tả các