C
uộc xâm lăng của các tộc người man rợ bắt đầu vào thế kỷ
thứ ba. Ở phương Tây, người Francs, người Alamans, người
Huns, người Goths, người Germains, người Vandales tràn đến
làm lung lay đế chế La Mã. Năm 476, Hoàng đế Romulus
Augustule thoái vị đánh dấu sự sụp đổ của đế chế này.
Cùng thời gian đó, các bộ lạc du mục Tiên Ti, Hung Nô, Đê,
Khương ồ ạt tấn công vào đế chế Hoa Hạ. Những bộ lạc này gây
ra sự suy tàn của vương triều nhà Hán, rồi đến vương triều nhà
Tấn và buộc người Hán phải rời khỏi quê hương trốn về phía bờ
Nam sông Dương Tử. Đất nước bị chia cắt thành hai nửa. Bên bờ
Bắc sông Dương Tử, các bộ lạc dần Hán hóa. Bằng cách sử dụng lại
cách điều hành và văn tự của người Hán, họ xây dựng lên các vương
quốc của mình. Ở bờ Nam, người Hán tiếp tục quần tụ quanh
thiên tử, một hoàng đế được xem như thuận thiên thừa mệnh.
Giữa các vương quốc ở bờ Bắc và các triều đình bờ Nam, chiến
tranh xảy ra khốc liệt triền miên. Cuộc chiến Nam - Bắc triều đi
kèm với vô số những cuộc nội chiến. Ở bờ Bắc, các bộ lạc đánh
nhau để tranh giành lãnh thổ. Ở bờ Nam, các thủ lĩnh địa phương
tranh thủ mọi thời cơ để nổi dậy và tranh nhau ngai vàng.
Ở
bờ Bắc, mười sáu vương triều được định hình. Con số này
giảm dần theo năm tháng qua các cuộc xung đột. Ở bờ Nam, các
vương triều nhà Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần nối tiếp
nhau cai trị, càng ngày càng chóng lụi tàn vì các cuộc nội chiến ngày
càng nhiều. Hai trăm năm sau, Dương Kiên, một triều thần gốc
Hán, đã lật đổ ngai vàng của một vương quốc được các bộ lạc du mục
lập ra. Dương Kiên thống nhất bờ Bắc, đánh bại bờ Nam và thống
nhất hai miền Trung Hoa vào năm 589.