Một phần của khả năng này là trí tuệ xúc cảm (EQ); như bạn đã biết trong
các chương trước, chỉ số EQ phản ánh khả năng hòa hợp với những người
khác. Trí tuệ xúc cảm tốt là yếu tố cần thiết để giao tiếp tốt, đặc biệt là khi
cần gây ảnh hưởng đến những người khác. Bạn cần kết nối với mọi người
một cách rất nhân văn trước khi đưa ra quan điểm, sau đó là những lý giải
cho quan điểm đó và đề nghị mọi người giúp đỡ. Hãy xem xét những gợi ý
sau:
NHẤN MẠNH VÀO KHÍA CẠNH CON NGƯỜI
Quản lý là kỷ luật tập trung vào việc thực thi để giành được những kết
quả mong muốn. Không có con người thì không thể có quản lý. Đối với rất
nhiều doanh nghiệp/tổ chức, “con người là nguồn tài nguyên có giá trị
nhất” chỉ là khẩu hiệu sáo rỗng, bởi các nhà lãnh đạo cấp cao điều hành
thường chỉ dựa vào điểm cốt yếu, chứ không dựa vào con người. Ngược lại,
các doanh nghiệp/tổ chức thành công thường làm theo cách đối lập: đặt mọi
người vào vị trí mà ở đó họ có thể phát huy năng lực của mình và gặt hái
thành công. Các nhà quản lý dẫn dắt cuộc nói chuyện; họ kết nối với mọi
người và do đó gây ảnh hưởng đến các mục tiêu cá nhân và doanh nghiệp.
CHẤP NHẬN QUAN ĐIỂM MỚI
Cần nghiêm túc xem xét cách xử lý tình huống của nhân viên. Những
nhà quản lý giàu kinh nghiệm có thể nghĩ rằng họ biết cách giải quyết đúng
bởi họ đã làm như vậy từ rất lâu. Làm như vậy, họ đã cắt đứt bất cứ cuộc
thảo luận nào, hoặc tệ hơn, họ ngăn cản nhân viên xem xét vấn đề hoặc cơ
hội theo quan điểm mới. Nếu muốn gây ảnh hưởng với ai đó, trước tiên bạn
phải hiểu người đó. Và sự hiểu biết bắt đầu từ việc cho và nhận, và thừa
nhận ít nhất là một cách tiếp cận mới.
CHIA SẺ NHỮNG Ý TƯỞNG