DẪN DẮT SẾP - Trang 60

một trong những thứ mà người lãnh đạo có thể học hỏi. Khi cần lãnh đạo
ngược từ cấp trung, bạn cần áp dụng cả sự thuyết phục lẫn sự quyến rũ, và
hiển nhiên rằng đó là cách Newman thể hiện trong cả cuộc đời mình.
Không ở đâu bạn cần cân bằng giữa thuyết phục và quyến rũ hơn là khi phê
bình sếp của mình.

Tiếp nhận lời phê bình

Dù nhiều vị lãnh đạo cấp cao thực sự hiểu được ưu điểm của những lời

phê bình thực lòng, xuất phát từ trái tim, nhưng họ vẫn xù lông nhím lên
mỗi khi nhận lời phê bình từ cấp dưới. Thái độ của sếp thường là: “Làm sao
mà hắn ta dám nói với tôi như vậy”. Thực ra, sếp nên hỏi: “Sao anh ta lại
KHÔNG dám nói với mình nhỉ”. Phê bình xuất phát từ thực tế doanh
nghiệp hoặc cách quản lý doanh nghiệp thực sự rất cần thiết.

Do những phản hồi trung thực rất quan trọng cho việc điều hành bất cứ

doanh nghiệp nào, nên cần nuôi dưỡng điều này để tất cả các nhân viên đều
cảm thấy có thể góp ý với cấp trên, và ngược lại, các sếp cũng cảm thấy dễ
dàng chấp nhận những phản hồi ấy. Phê bình sếp thì cần phải mềm mỏng.
Và đây là một số gợi ý.

HÃY NGOẠI GIAO

Nếu bạn chuẩn bị phê bình sếp, hãy tỏ ra khôn khéo như một nhà ngoại

giao tài ba. Ví dụ, nếu sếp bạn là người độc đoán, trong các cuộc họp
thường ngắt lời, không cho nhân viên nói lên ý kiến của mình. Đừng nói:
“Ông là kẻ ích kỷ”. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc sếp bạn làm sai
điều gì và nó ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Bạn cần chỉ ra
những ví dụ cụ thể, như họp nhân viên hoặc họp đánh giá dự án… Ví dụ,
bạn có thể nói với sếp rằng: “Tôi biết ông không định cư xử quá đáng như
vậy, nhưng giọng ông có vẻ gay gắt. Giọng nói ấy khiến mọi người sợ chứ
không thu hút sự chú ý và ủng hộ của ai cả”. Điều này sẽ chỉ cho sếp cách
nên làm để đem lại kết quả tốt hơn cho sếp và cho toàn nhóm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.