Quan huyện xoa xoa cặp mông tròn lẳn của Mi Nương, nói:
- Mi Nương, nếu ta không bắt cha nàng thì Viên đại nhân sẽ bắt ta!
Mi Nương lật người ngồi dậy, nói:
- Ông lớn, cha em đả thương người đức là có nguyên do. Người Đức đã
giết mẹ kế và hai em của em, thêm hai mươi tư mạng bị chết lây nữa, vậy là
họ đã hoà vốn, tại sao còn bắt cha em? Còn có công lý nữa không?
Quan huyện cười đau khổ:
- Đàn bà thì biết gì!
Mi Nương nũng nịu giật râu quan huyện:
- Em không biết gì hết, nhưng em biết cha em vô tội.
Quan huyện thở dài:
- Sao ta không biết cha nàng vô tội? Nhưng lệnh quan không cưỡng được.
- Ông lớn hãy tha cho cha em - Mi Nương lắc lắc đầu gối quan huyện –
Đường trường của quan tri huyện mà không bảo vệ được một người dân vô
tội sao?
- Biết nói thế nào bây giờ? Cưng của ta!
Mi Nương vòng tay cổ quan huyện, đu đưa tấm thân ngà ngọc, nũng nịu:
- Em hậu tạ ông như thế này, mà vẫn không cứu được cha em sao?
- Thôi thôi, cờ đến tay ai người ấy phất, đến đâu hay đó. Mi Nương, sắp
đến tết thanh minh, ta muốn trồng một cây đu như mọi năm để nàng vui
chơi thoả thích. Ta phải đi trồng Đào kỷ niện cho dân. Mi Nương, thanh
minh năn nay vẫn diễn trò ở đây. Thanh minh sang năm ở đâu thì ta cũng
không biết?
- Ông lớn, thanh minhsang năm ông thăng Tri phủ, không còn to hơn Tri
phủ.
Được tin Tôn Bính lợi dụng tết thanh minh tụ tập dân chúng phá đường sắt,
đốt lều trại người Đức, quan huyện bị hẫng. Ông vứt xẻng, lẳng lặng chui
vào kiệu. Ông hiểu, quan vận của ông đã kết thúc.
Quan huyện trở về huyện lỵ, nói với các thơ biện, thơ lại đứng vây xung
quyanh:
- Các ông, con đường quan hoạn của bản chức coi như kết thúc. Ông nào
muốn tiếp tục làm việc thì ở lại đợi quan huyện mới, ông nào không muốn