vai, vừa hát vừa làm điệu bộ, đứa con cầm rá đi vòng quanh thu tiền. Các
tiết mục quá nửa là trích đoạn, nào la “Lan Thủy Liên bán nước”, nào “Mã
quả phụ khóc mồ”, nào “Chị ba Vương nhớ chồng”… Thực ra, biểu diễn
kiểu này là để kiếm cơm. Miêu Xoang ta với nghề ăn mày có duyên với
nhau, hát là để kiếm cơm, nếu không, chúng ta đã không thành thầy trò.
- Thầy nói đúng quá! – Uùt Sơn nói.
Hình thức biểu diễn như đã nói ở trên duy trì đến mấy chục năm. Miêu
Xoang khi đó chưa có nhạc đệm, chưa có vở diễn chính thức, là kịch mà
chưa phải là kịch. Ngàoi một nhà một hộ như trên đã kể, còn có một số con
em nông dân lúc nông nhàn ngồi bện giày cỏ trong buồng, hoặc nằm khểnh
trên giường gõ phèng la của người bán kẹo, gõ sênh của người bán đậu phụ,
tự biên tự diễn, hát cho mình nghe, nhằm vơi đi nỗi cô đơn hoặc đau khổ.
Phèng la và sênh là bộ gõ đầu tiên của dàn nhạc Miêu Xoang.
Hồi đó, sư phụ còn trẻ, nhanh nhẹn tháo vát, không phải tự khoe, giọng sư
phụ hay nhất trong mười tám thôn vùng Đông Bắc Cao Mật. Người ta tụ
tập tại một nơi để hát, dần dà có tên có tuổi. Lúc đầu người trong thôn đến
nghe, về sau, cả người thôn khác cũng đến nghe. Người đông, giường,
buồng chứa không hết, phải chuyển ra sân hoặc bãi trục lúa. Trên giường và
trong buồng thì ngồi mà hát. Ra sân hoặc trên bãi trục lúa thì không chỉ
ngồi mà còn phải đứng làm điệu bộ. Làm điệu bộ thì quần áo thường không
hợp, phải có trang phục. Mặc trang phục vào thì mặt không để tự nhiên mà
phải hóa trang. Hóa trang rồi thì một phèng la, một sênh gõ không đủ, mà
phải có dàn nhạc. Khi ấy, số gánh hát từ nơi khác đến Cao Mật biểu diễn,
có “lư hí” (ngồi trên lừa mà hát) từ Lỗ Nam đến; “Lưu Xoang” (giọng từ
cung bậc cao đổ xuống thấp, y như người trượt dốc) từ Giao Đông tới; lại
còn có gánh “Gà Trống” (Cuối câu hát có tiếng nấc cụt như gà trống gáy)
từ vùng giáp giới giữa Sơn Đông và Hà Nam… Những gánh hát này đều có
dàn nhạc đệm, đại để có hồ cầm, sáo, sô na, kèn bầu. Cùng nghề nên họ
đưa dàn nhạc đến đệm cho ta hát Miêu Xoang, tăng hiệu quả diễn xuất lên
rất nhiều. Nhưng sư phụ là con người hiếu thắng, không thích dùng những
thứ có sẵn. Khi ấy, kịch của ta đã có tên là Miêu Xoang, muốn khác người
thì phải bám vào chữ “miêu” mà suy ngẫm. Do vậy ta phát minh ra miêu