ĐÀN HƯƠNG HÌNH - Trang 357

già; có người nói, một kép hát ghen tị tài hoa của tổ sư, đầu độc chết con
mèo; có người nói, một phụ nữ đập chết mèo vì chị ta yêu tổ sư nhưng tổ sư
không lấy chị ta. Dù sao thì con mèo đã chết. Mèo chết, tổ sư đứt từng khúc
ruột, ôm xác con mèo khóc ba ngày ba đêm, không chỉ có khóc, mà vừa
khóc vừa hát, hát khóc cho đến khi mắt đổ máu tươi!
Nỗi đau ghê gớm rồi cũng qua, tổ sư lấy lông thú làm hai chiếc áo. Chiếc
nhỏ là bộ lông con mèo rừng, ngày thường ông đội trên đầu, hai tai bểnh
lên, cái đuôi buông thõng cùng với bím tóc của ông. Chiếc to được may
bằng mười mấy bộ da mèo như đại lễ phục, dưới mông là chiếc đuôi to
tướng. Sau này ông mặc chiếc áo ấy mỗi khi đi hát tang.
Sau khi con mèo chết, phong cách diễn xướng của ông thay đổi hẳn. Trước
kia nội dung còn có những đoạn vui tươi nhí nhảnh, sau kho mèo chết, toàn
bộ là làn thảm, đau thương từ đầu chí cuối. Trình thức cũng thay đổi, xen
vào lời ca là tiếng mèo kêu với đủ loại giọng hoặc uyển chuyển hoặc đau
thương hoặc thê thảm để chuyển làn. Trình thức này được bảo lưu cho đến
bây giờ, coi đó là đặc trưng nổi bật của Miêu Xoang.
“M… eo, m… eo, m… eo” Uùt Sơn buột miệng đệm tiếng mèo kêu trong
khi tui kể, chan chứa cảm hoài!
Sau khi mèo chết, tổ sư bắt chước mèo trong dáng đi, giọng nói, hình như
hồn con mèo đã nhập vào ông, ông với mèo là một. Ngay cả mắt ông cũng
biến đổi: ban ngày lim dim, ban đêm lóe sáng. Sau đó tổ sư mất, đồn rằng
trước khi mất ông biến thành một con mèo khổng lồ, hai vai mọc đôi cánh,
húc vỡ cửa sổ, rơi trên ngọn cây lớn trong sân, rồi từ ngọn cây bay thẳng
lên cung trăng. Tổ sư chết rồi, chấm dứt luôn cuộc mưu sinh bằng hát tang,
nhưng làn điệu du dương của nó, tiếng ca não lòng của nó còn vương vấn
mãi trong lòng chúng ta cho đến tận bây giờ.
Khoảng những năm giữa Gia Khánh và Đạo Quang, trên địa bàn Cao Mật
có một gánh hát nhỏ của một gia đình mô phỏng làn điệu của tổ sư, biểu
diễn có tính thường xuyên. Đó là một cặp vợ chồng, một đứa con. Chồng
hát vợ đệm, đứa con đội lốt mèo, xen vào từng tiếng mi-ao khi bố mẹ hát.
Đôi khi họ cũng hát tang – chú ý, thời kỳ này không “khóc tang” mà “hát
tang” – cho một số nhà giàu, nhưng phần lớn là hát ở chợ. Vợ chồng vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.