ĐÀN HƯƠNG HÌNH - Trang 356

ai oán não nùng. Kiểu khóc tang của họ khác hoàn toàn hát tang của
Thường Mậu. Vì sao sư phụ phải so sánh hát tang của miếu Khổng vớ hát
tang của tổ sư chúng ta? vì rằng, cách đây mấy chục năm có người xuyên
tạc, rằng tổ sư của chúng ta nghe theo lời khuyên của một vị khóc tang ở
miếu Khổng, chuyển sang kiếm ăn bằng nghề hát tang. Sư phụ đã từng đến
khảo sát ở miếu Khổng, ở đó hiện vẫn còn một số phụ nữ làm nghề khóc
tang. Họ chỉ thuộc lòng một số câu chữ, nào trời ơi, nào đất hỡi, hoàn toàn
không giống hát tang của tổ sư trước linh cữu của người đã khuất. So sánh
tổ sư với họ, chẳng khác đem trời so với đất, đem phượng hoàng so với gà
rừng!
Tổ sư chúng ta hoàn toàn ngẫu hứng mà diễn xướng trước vong linh người
chết, câu chữ là căn cứ vào hành trạng lúc sinh thời mà đặt. Người có biệt
tài xuất khẩu thành chương, đặt câu ghép vần, vừa giản dị dễ hiểu, vừa tao
nhã hào hoa. Lời hát tang của ông thực ra là lời điếu. Nâng tầm lên nhằm
thỏa mãn tâm lý người nghe, ông không chỉ tán dương hành trạng người đã
khuất, mà còn thêm vào đấy nội dung về thế thái nhân tình. Đó chính là
Miêu Xoang của chúng ta.
Kể đến đây, tui thấy quan huyện hình như nghiêng đầu lắng nghe với một
thái độ trân trọng. Thích nghe thì nghe, ông nghe cũng tốt thôi. anh không
hiểu Miêu Xoang thì không hiểu con người Cao Mật. Anh không hiểu lịch
sử Miêu Xoang, thì không lý giải nổi tâm linh người dân Cao Mật! Tui cố ý
nói to, dù họng tui rát như chèm lửa, đầu lưỡi nhức nhối.
Như trên đã nói, tổ sư nuôi một con mèo. Nó là con linh miêu, cũng như
con ngựa của Quan Công là ngựa xích thố. Tổ sư rất yêu con mèo, con mèo
cũng rất yêu tổ sư. Ông đi đến đâu, con mèo đi theo tới đó. Khi ông hát
trước mộ, con mèo ngồi trước mặt ông lắng nghe. Hát đến chỗ bi thảm, con
mèo cũng cất tiếng kêu ai oán phụ họa. Giọng ông thì gầm trời có một,
giọng con mèo thì cũng không thể có hai. Quan hệ giữa người với mèo
khăng khít đến vậy, nên người ta gọi ông là Thường – Mèo. Cho đến bây
giờ, vẫn có câu cửa miệng: “Nghe ông lớn thuyết giáo, không bằng nghe
mèo của Thường Mậu kêu” - Uùt Sơn tiếp lời, ý tứ sâu xa.
Về sau, con mèo chết, có mấy cách giải thích: có người nói, con mèo chết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.