ĐÀN HƯƠNG HÌNH - Trang 355

thức mới về tang lễ trong con mắt mọi người, chẳng khác các tín đồ đạo
Phật nhìn thấy quầng thiên hoa trên đầu đức Phật nơi cực lạc; y như người
ta sau khi tắm gội rũ sạch bụi trần, uống bìng trà nóng, mồ hôi toát ra từ lỗ
chân lông. Vậy là một truyền mười, ai cũng biết ông thợ Thường Mậu
không những tay nghề cự phách, mà giọng hát thì hay như chuông đồng,
mà trí nhớ thì thấy gì nhớ nấy, mà ăn nói thì xuất khẩu thành chương. Dần
dà, những gia đình có người chết đều mời ông đến dự đám tang, nhờ ông
hát trước mộ an ủi linh hồn người chết, xoa dịu nỗi đau người sống. Thoạt
đầu, ông thoái thác, hát cho người quá cố mà mình không quen thì chẳng ra
làm sao. nhưng lần một lần hai không đi còn được, lần thứ ba thì khó mà từ
chối. Lưu Huyền Đức mời Khổng Minh chẳng phải ba lần đến lều cỏ đấy
sao? huống hồ là người trong thôn xóm, tắt lửa tối đèn, lần ngược trăm năm
vẫn là thân thích họ hàng, không nể người sống thì nể người đã chết. Người
chết dữ như hổ, hổ chết hiền như cừu. Người đã chết cao sang, người còn
sống ti tiện. Vậy là đi, một lần hai lần ba lần, lần nào cũng được coi như
thượng khách, đón tiếp nồng nhiệt. Cây sợ tưới nước tiểu vào rễ cái, người
sợ tưới rượu thịt vào tâm can. Một anh thợ hàn mà được trọng vọng nhường
ấy, cảm kích vô cùng, tất nhiên phục vụ bất kể sống chết. Dao càng mài
càng sắc, nghề càng luyện càng tinh. Nghệ thuật của ông được nâng cao
đến mấy tầm. Để có những khúc hát mới lạ, ông tôn Mã Đại Quan tiên sinh
được coi là có học nhất trong thôn làm thầy, thường xuyên kể chuyện xưa
và nay cho ông nghe. Sáng nào ông cũng lên mặt đê luyện giọng.
Lúc đầu, chỉ các hộ bình thường mời Thường Mậu hát tang, khi đã tiếng
lành đồn xa, các đại gia bắt đầu mời ông. Những năm tháng ấy, đám tang
nào có ông dự, cầm bằng ngày hội ở Cao Mật. Người ta dìu già dắt trẻ, mấy
chục dặm đường cũng đến nghe. Đám nào không có ông, thì dù hào hoa
đến mấy, sang trọng đến mấy, cờ phướn rợp trời, rượu thịt la liệt, người dự
vẫn lèo tèo.
Rồi đến một ngày, Thường Mậu quẳng gánh đồ nghề, trở thành đại sư hát
tang chuyên nghiệp.
Nghe nói ở phủ Khổng có người người chuyên khóc tang, giọng tốt, đều là
nữ. Nhưng họ đóng giả làm thân nhân người chết mà khóc, kêu trời kêu đất,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.