suy nghĩ hướng ngoại, loại suy nghĩ hướng nội… Jung quan sát thấy người
ta hiếm khi chỉ sử dụng một loại chức năng: họ có xu hướng phát triển đồng
thời hai chức năng, thường là một chức năng hợp lý và một chức năng bất
hợp lý, một trong số này trở thành chức năng chủ yếu hoặc cao hơn, và chức
năng kia là bổ trợ. Hai chức năng còn lại tương đối ít được để ý đến và được
gắn với bóng. Chức năng ít được để ý hơn trong hai chức năng này được gọi
là chức năng thứ yếu. Vì vậy, sẽ là điều không bình thường khi thấy suy nghĩ
và cảm tưởng, cảm giác và trực giác được phát triển trong cùng một người.
Từ đó, những chức năng hợp lý - gồm suy nghĩ và cảm tưởng - có thể được
quan niệm như một cặp đối lập, và các chức năng bất hợp lý gồm cảm giác
và trực giác cũng có thể được quan niệm như một cặp đối lập khác. Do vậy,
loại suy nghĩ - cảm giác hướng ngoại sẽ có bóng là cảm tưởng - trực giác
hướng nội, và ngược lại. Điều này có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ
(hình 16).