tiên, những bài viết ở trên được công bố
-
trên tạp chí Zentralblatt fur
Psychotherapie, một tạp chí chuyên ngành dành cho các nhà tâm lý trị liệu,
với rất nhiều độc giả là người Do Thái. Thật ra, đầu những năm 1930 vấn đề
Do Thái - Aryan rất nổi cộm trong tâm trí mọi người. Theo Jung, vấn đề này
chủ yếu là sự phóng chiếu bóng, người Aryan phóng chiếu bóng của họ lên
người Do Thái và ngược lại. Điều cần thiết là một nỗ lực nhằm làm mọi
người ý thức về những khác biệt tâm lý đích thực giữa hai nhóm, với hy
vọng rằng điều này sẽ giảm thiểu sự phóng chiếu bóng và dễ chấp nhận nhau
hơn.
Khi một nhà tâm thần học người Thụy Sĩ, bác sĩ Gustav Bally, công
kích ông trên tạp chí Neue Züricher Zeitung ngày 27 tháng 2 năm 1934 vì đã
đề cập những vấn đề này, Jung đáp:
Thành thực mà nói, tôi đã không cẩn trọng. Tôi đã bất cẩn tới mức đề cập đến chính điều dễ bị
hiểu sai nhất ở thời điểm này. Tôi đã đặt lên bàn thảo luận câu hỏi Do Thái. Đây là điều tôi
thực hiện có chủ tâm. Các nhà phê bình đáng kính của tôi có vẻ đã quên rằng nguyên tắc đầu
tiên của tâm lý trị liệu là nói chi tiết nhất có thể về tất cả những gì tế nhị nhất, nguy hiểm nhất
và bị hiểu sai nhất. (Toàn tập X, đoạn 1024, chữ in nghiêng được thêm vào).
Trong bài viết này và những bài viết khác, ông lập luận rằng sự khác
biệt giữa cách tiếp cận của Freud và cách của ông liên quan nhiều đến nền
tảng Do Thái của Freud và việc lớn lên trong môi trường Cơ Đốc giáo của
ông:
Nhiều năm trước, tôi đã đề xuất rằng mọi lý thuyết tâm lý trước hết nên được phê phán như một
sự thú nhận chủ quan… Tiền đề chủ quan này đồng nhất với khí chất tinh thần của chúng ta.
Khí chất bị quy định bởi (1) cá nhân, (2) gia đình, (3) quốc gia, chủng tộc, môi trường, địa
phương và lịch sử… Tôi tự hào với những tiền đề chủ quan của mình, tôi yêu nền tảng Thụy Sĩ
trong chúng, tôi biết ơn các bậc tiền bối thần học vì đã truyền cho tôi nền tảng Cơ Đốc giáo…