lắm những gì họ muốn nói, nhưng trong quá trình diễn giải, soạn ra một từ
vựng chi tiết những mệnh đề then chốt và các tham khảo chéo, “phương
thức diễn đạt giả kim thuật đã dần dần phô bày ý nghĩa của nó” (Tự truyện,
trang 196).
Jung nhận ra trong giả kim thuật, ông tìm được một điềm báo cho chính
học thuyết tâm lý của mình. “Có thể nói, những kinh nghiệm của nhà giả
kim thuật cũng là những kinh nghiệm của tôi, và thế giới của họ là thế giới
của tôi. Tất nhiên, đây là một khám phá trọng yếu: “Tôi đã bắt gặp một
tương đồng lịch sử với tâm lý học vô thức của tôi” (Tự truyện, trang 196).
Cho đến lúc ấy, giả kim thuật đã bị gạt bỏ như thể không hơn gì một dự báo
thô sơ của hóa học, nhưng Jung tin rằng trong nỗ lực biến kim loại thành
vàng, các nhà giả kim thuật đang dấn thân một cách biểu tượng vào quá
trình chuyến hóa tâm thần. Nói cách khác, giả kim thuật là một ẩn dụ cho sự
cá thể hóa.
Cũng giống như thế giới tự nhiên không thích những khoảng chân
không, trong những vấn đề mà người ta không biết, sự tưởng tượng sẽ nhanh
chóng lấp đầy cái không biết. Đứng trước một lĩnh vực mà mình không biết,
chúng ta phóng chiếu hoạt động tâm thần của chính mình vào nó và lấp đầy
nó bằng ý nghĩa. Những thí nghiệm về sự phóng chiếu của tâm lý khai thác
thiên hướng này bằng cách đề nghị đối tượng thí nghiệm kể lại những gì họ
thấy trong các dấu mực hay những hình vẽ mơ hồ. Leonardo da Vinci chủ
trương sử dụng một kỹ thuật tương tự để tạo cảm hứng vẽ tranh phong cảnh
bằng cách nhìn chằm chằm vào những đốm ướt trên một bức tường. Jung là
người đầu tiên nhận ra những thực hành ấy là công cụ hữu ích để nghiên cứu
những nội dung của tâm thần lẽ ra không thể tiếp cận. Chúng cho phép ta
nhận thức được những ý nghĩa mới mẻ nổi lên từ vô thức bằng cách thấy sự
phản ánh của chúng trong thực tại bên ngoài, và điều này cung cấp mấu chốt
cho một trong những chức năng giá trị nhất của trị liệu bằng nghệ thuật.
Jung nhận thấy các nhà giả kim thuật đã khai thác chính cơ chế ấy mà không