(Toàn tập V, đoạn 224), cùng nhau tạo thành “sự kế thừa cổ xưa của nhân
loại” (Toàn tập V, đoạn 259).
Về cơ bản, ông quan niệm chúng là những trung tâm thần kinh - tâm
thần bẩm sinh, sở hữu khả năng khởi xướng, kiểm soát và làm trung gian
cho những đặc điểm hành vi, những kinh nghiệm điển hình của toàn bộ loài
người. Vì vậy, trong những dịp thích hợp, cổ mẫu sinh ra những ý nghĩ, hình
ảnh, thành tố thần thoại, cảm xúc và ý tưởng tương tự ở mọi người bất kể họ
thuộc giai cấp, tín ngưỡng, chủng tộc, khu vực địa lý hoặc thời đại lịch sử
nào. Toàn bộ những cổ mẫu để lại cho một cá nhân tạo thành vô thức tập
thể. Uy quyền và sức mạnh của vô thức tập thể được đặt vào một nhân trung
tâm, nhân này chịu trách nhiệm hợp nhất toàn bộ nhân cách vào một thể
thống nhất, được Jung gọi là Ngã (Self).
Jung chưa bao giờ bất đồng với quan điểm của Freud rằng trải nghiệm
cá nhân có tầm quan trọng cốt yếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân,
nhưng ông không thừa nhận rằng sự phát triển này xảy ra ở một nhân cách
thiếu tổ chức. Ngược lại, theo Jung, vai trò của trải nghiệm cá nhân là phát
triển những gì đã có đó - hay nói cách khác, kích hoạt tiềm năng cổ mẫu đã
có sẵn trong Ngã. Tâm thần của chúng ta không đơn thuần là một sản phẩm
của trải nghiệm, cũng giống như cơ thể không đơn thuần là sản phẩm của
những gì chúng ta ăn.
Mô hình tâm thần dưới dạng sơ đồ (hình 15) của Jung sẽ giúp làm rõ
điều này. Mô hình nên được hình dung như một quả cầu hay một khối tròn,
giống như một củ hành ba lớp. Ở trung tâm và xuyên thấu toàn bộ hệ thống
bằng ảnh hưởng của nó là Ngã. Bên trong cùng của ba vòng tròn đồng tâm
là vô thức tập thể, được tạo thành từ các cổ mẫu. Vòng tròn bên ngoài tượng
trưng cho ý thức, với tiêu điểm là cái tôi. Cái tôi đi theo một quỹ đạo xung
quanh hệ thống, giống như một hành tinh quay xung quanh mặt trời, hoặc
mặt trăng quay xung quanh trái đất. Giữa ý thức và vô thức tập thể là vô
thức cá nhân, được tạo thành từ các phức hợp, mỗi phức hợp được liên kết