Như vậy, lịch sử truyền thống về nghệ thuật nhấn mạnh những thời kỳ,
những phong cách và đặt tiêu điểm cho tiến trình nghệ thuật của phương
Tây, và điều này có thể làm mờ tối những lối tiếp cận khác, chẳng hạn như
việc tập hợp các nghệ phẩm theo chủ đề, hoặc có thể ảnh hưởng đến đường
lối thảo luận về nghệ thuật từ những nền văn hóa bên ngoài phương Tây. Vì
vậy, tôi đã chọn những thí dụ từ các thời điểm lịch sử và các văn hóa khác
nhau để minh họa câu hỏi nền tảng cho các chủ đề. Đây là một Dẫn nhập
ngắn gọn, và những hình ảnh tôi sử dụng chỉ cốt để chỉ dẫn về những đề
xuất được thảo luận liên quan tới chúng. Như một tổng thể, những minh
họa mang tính đại diện cho ‘nghệ thuật cao cấp’/ ‘high art’, tức là nói đến
nghệ thuật trong các viện bảo tàng và các phòng tranh (gallery). Tư liệu
này khiến chúng ta có thể tra xét một phạm vi rộng rãi những đề xuất xã hội
và văn hóa được gói ghém trong lịch sử nghệ thuật.
Tôi bắt đầu với một câu hỏi nền tảng ‘Lịch sử nghệ thuật là gì?’, rút ra
những phân biệt giữa lịch sử nghệ thuật với thưởng ngoạn nghệ thuật và
phê bình nghệ thuật, và cứu xét một phạm vi những tạo phẩm được bao
gồm trong bộ môn này và cung cách những tạo phẩm này đã thay đổi qua
thời gian. Mặc dù nghệ thuật là một đề tài thuộc thị giác, chúng ta học biết
về nó qua việc đọc và chuyển tải những ý niệm của chúng ta về nó phần lớn
trong văn bản. Điều này phát sinh một sự giao lưu giữa những gì thuộc
ngôn từ và những gì thuộc thị giác mà tôi khảo sát trong Chương 2. Ở đây,
tôi xem xét những lịch sử về nghệ thuật đã được viết ra như thế nào và hậu
quả của việc này trên chính tự thân đối tượng và trên những chủ thể của
nghệ thuật [tức là những nghệ sĩ]. Những thí dụ từ một khung thời gian
rộng mở được sử dụng, gồm cả Pliny, Vasari, và Winckelmann, cùng những
văn bản gần đây hơn của Gombrich, Greenberg, Nochlin, và Pollock. Một
cuộc thảo luận về những tác giả này giới thiệu những chờ đợi về nghệ thuật
mà chúng ta có như một câu chuyện biên niên về các nghệ sĩ phương Tây.
Sự thiên vị trong lối thông giải về chủ thể sẽ mở ra những câu hỏi về tầm
quan trọng của quy điển trong lịch sử nghệ thuật và cách chúng ta nhìn