nghệ thuật phi biểu hình (non-figurative), nguyên thủy (primitive), và ngây
thơ (naϊve).
Tầm quan trọng của phòng tranh hoặc bảo tàng - hoặc tổng quát hơn
của những cung cách giới thiệu về lịch sử nghệ thuật - được bàn tới trong
Chương 3, phác họa sự phát triển của các bộ sưu tập từ những tủ trưng bày
các vật hiếu kỳ (cabinet of curiosities) đến các nhà bảo trợ và nhà sưu tập
tư nhân ngày nay. Cùng với điều này, tôi thảo luận về sự tác động mà việc
thu thập những đối tượng đã có trên giá trị được nhận biết của chúng và
trên cách viết về những đối tượng có thể ảnh hưởng đến ‘giá trị’ của chúng.
Câu hỏi về quy điển của lịch sử nghệ thuật quay trở lại trong chương này
trong tương quan với khả năng của phòng tranh hoặc bảo tàng hoặc ủng hộ
hoặc thách thức quy điển ấy. Tôi xem xét điều đó với sự quy chiếu đặc biệt
về tầm quan trọng của nhân dạng nghệ sĩ trong việc trưng bày ở phòng
tranh và trong lời đáp cho câu hỏi ‘có dị biệt nào tạo ra cho sự giới thiệu về
lịch sử nghệ thuật nếu nghệ thuật được giới thiệu với công chúng như một
sự thăm dò về chủ thể hoặc như một sự kế tục mang tính biên niên?’ Điều
đó cũng làm sung mãn cứu xét của tôi về cung cách những cuộc triển lãm
“lớn” đã thay đổi chiều hướng lịch sử nghệ thuật, chẳng hạn triển lãm hậu-
ấn tượng/ Post-Impressionism exhibition vào năm 1912 đã tạo ra tên gọi
cho phong trào nghệ thuật này.
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tư duy có thể là một quan hệ phức
hợp, và trong Chương 4, tôi thảo luận về tác động mà những trường phái
triết học đa dạng và lí thuyết phân tâm học đã có trên cung cách chúng ta
suy nghĩ về lịch sử nghệ thuật và về vai trò, ý nghĩa, và sự thông giải nghệ
thuật. Tôi giới thiệu những ý niệm của các nhà tư tưởng then chốt như
Hegel, Marx, Freud, Foucault, và Derrida để cho thấy họ đã tương tác như
thế nào với lịch sử nghệ thuật, ít nhất là đối với sự hiện xuất của những lịch
sử xã hội về nghệ thuật. Chương 5 tiếp tục thảo luận về ý nghĩa trong nghệ
thuật, đặc biệt là về phẩm chất và chủng loại của sự tái hiện, về khoa ảnh
tượng kí (iconography), hoặc biểu tượng học, trong các nghệ phẩm qua