DẪN LUẬN VỀ NIETZSCHE - Trang 51

hiểu chút gì về những điều anh ta đang nói. Làm sao người ta có thể giết
chết Thiên Chúa? Nó là sự biểu hiện nỗi đau lớn nhất của Nietzsche, vì ông
thấy như chẳng có ai coi cái chết của Thiên Chúa là chuyện trọng đại, ông
thấy hậu quả lâu dài của nó và kinh hoàng khi nghĩ đến cách cư xử của mọi
người một khi họ hiểu được tầm quan trọng của việc Thiên Chúa không
còn là trụ cột trong thế giới của họ. Không quan trọng - đây là ý chính của
Nietzsche - việc Thiên Chúa có tồn tại hay không. Điều làm nên sự khác
biệt là chúng ta có tin rằng Ngài tồn tại hay không. Và trong hàng thế kỷ,
niềm tin vào Thiên Chúa đã bị xói mòn mà không có người nào nhận thấy
những gì đang xảy ra. Hậu quả sâu xa nhất của nó sẽ là với các giá trị, bởi
vì, như Nietzsche diễn tả trong một ghi chú không được công bố: ‘Những ai
không tìm thấy sự vĩ đại trong Thiên Chúa sẽ không thấy nó ở đâu cả. Họ
phải từ chối nó hoặc là tạo ra nó’. Và nếu chúng ta mang gánh nặng của
việc tạo ra sự vĩ đại, thì hầu hết chúng ta, có lẽ tất cả, sẽ phải oằn lưng dưới
gánh nặng đó. Và không có sự sống vĩ đại nào mà không có vấn đề, thậm
chí nếu sự vĩ đại đó có vượt quá tầm tay chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét sau
phép biện chứng mà nhờ nó Nietzsche lần theo dấu sự băng hà của Thiên
Chúa đến những khuynh hướng vốn mâu thuẫn trong chính Kitô giáo. Còn
vào lúc này, điều quan trọng là kết quả đã xảy ra của chúng, là hầu hết mọi
người không nhận ra nó có ý nghĩa gì, và khi nhận ra, họ sẽ không còn thấy
cuộc đời là đáng sống nữa.

Thái độ của Nietzsche với Kitô giáo, giống như thái độ của ông đối

với hầu hết những gì mà ông quan tâm, bị chia rẽ ở mức sâu sắc nhất. Sự
khinh miệt của ông đối với đạo đức đã được phác họa ở trên, và nó ngày
càng được tôi luyện. Nhưng dù ông căm ghét sự nhỏ mọn của con người
vốn là một phần của giáo lý Kitô giáo, và các đức tính là một phần của giáo
lý đó, ông vẫn ý thức sâu sắc về những thành tựu mà chỉ có nền văn hóa
Kitô giáo mới có thể đảm đương được. Sẽ không bao giờ có một Chartres

*

được xây dựng để tôn vinh những giá trị nhân văn, cũng sẽ không có một
bản Thánh ca cung Si thứ

*

để xác quyết niềm tin vào chúng. Vì vậy, có vẻ

như thời kỳ hậu-Kitô giáo có thể được đặc trưng bởi những con người còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.