bởi khuynh hướng của họ, ‘những phán đoán giá trị, hoặc những nhu cầu rõ
ràng là sinh lý hơn cho việc bảo tồn một loại sự sống nào đó (BGE 1.3).
Điều này nghe có vẻ là tin xấu: nhưng trong một đoạn văn giải mã đạo đức
một cách trí tuệ khác, Nietzsche tiếp tục
Tính chất giả dối của một phán đoán với chúng ta không nhất thiết
là sự bác bỏ phán đoán đó: về mặt này, ngôn ngữ mới của chúng ta
nghe có vẻ thật kỳ lạ. Câu hỏi đặt ra là nó thúc đẩy sự sống, duy trì sự
sống, duy trì và thậm chí có lẽ là nuôi dưỡng các chủng loài đến mức
độ nào… Để nhận ra sự phi lý như một điều kiện của sự sống ־ chắc
chắn có nghĩa là chống lại những cảm nhận quen thuộc về các giá trị
theo một cách thức nguy hiểm; và một triết lý dám mạo hiểm làm điều
đó chỉ bằng điều đó thôi đã tự đặt mình bên kia thiện ác
(BGEI. 4)
Một triết lý như vậy sẽ tự đặt nó bên kia thiện ác bởi sự phủ nhận của
nó đối với những căn cứ mà chúng ta đưa ra cho những phán xét giá trị của
mình. Nó cũng, tôi nghĩ đó phần nào là ý định của Nietzsche kín đáo cho
biết, sẽ làm cho chúng ta thành các nhà nhân loại học về toàn bộ khung
cảnh con người, để chúng ta sẽ vượt qua thiện ác theo cùng cách mà nhà
nhân loại học về các bộ lạc nguyên thủy đã ‘vượt qua’ những khái niệm của
bộ lạc mà họ đang nghiên cứu. Nhưng điều này sẽ đặt chúng ta lên một địa
vị thực sự rất cao - chúng ta là những triết gia mới: BGE có phụ đề là
‘Khúc dạo đầu cho một triết học của tương lai’. Bất cứ ai quan tâm dù rất
xa xôi đến một sự nghiệp như Nietzsche kể từ khi ông bắt tay vào ‘Suy
ngẫm về những định kiến đạo đức’ trong tác phẩm Daybreak, đều bắt buộc
cảm thấy mình chiếm một vị trí ngày càng cao quí hơn, khi nhận ra rằng tất
cả mọi thứ về đạo đức đều là định kiến, nhưng nó không tạo ra những vấn
đề cấp bách về việc làm thế nào để đạt được và rồi duy trì một viễn cảnh
cao quý đến như vậy. Theo một cách nào đó, ông đang ở một vị thế ngược