Ngược lại. Nietzsche nghi ngờ:
Liệu một sự đối lập nào đó rốt cục có thật hay không, và thứ hai,
liệu những đánh giá phổ biến và những giá trị đối lập mà các nhà siêu
hình đặt dấu ấn của họ lên đó, chẳng phải chỉ là những ước đoán trước
mắt, những viễn cảnh tạm thời… viễn cảnh từ mắt loài ếch, có thể nói
vậy, mượn một biểu đạt mà các họa sĩ thường dùng. Với tất cả giá trị
mà sự chân thực, thành thật, vị tha là xứng đáng, thì vẫn có thể có một
giá trị cao hơn và cơ bản hơn cho cuộc sống cần phải được quy cho sự
lừa dối, ích kỷ và ham muốn. Thậm chí vẫn có thể có việc những gì
tạo nên giá trị cho những điều tốt đẹp và được tôn sùng cũng chính
xác là những gì có liên hệ âm thầm, ràng buộc với, và dính dáng với
những thứ xấu xa, dường như đối nghịch - thậm chí có thể là một với
chúng về bản chất. Có thể!
(BGE 1.2)
Suy luận với tốc độ này là nguy hiểm, nhưng Nietzsche không hề
chậm lại. Lê bước nặng nề phía sau, chúng ta hãy lưu ý việc ông đã thay
đổi tiêu điểm của mình đến mức nào kể từ phần mở đầu. Vì bây giờ ông
đang rà soát không phải khát vọng chân lý của chúng ta, mà là việc chúng
ta muốn nghĩ rằng một số loại phát biểu nào đó là sự thật, tương phản với
những gì chúng ta đang không quý trọng và những gì chúng ta coi là có giá
trị. Điều mà ông đang làm là đưa ra các ví dụ, điều mà ông hy vọng là
chúng ta sẽ thấy không dễ chịu nhưng sẽ không thể phản đối, về việc làm
sao mà những gì chúng ta cho là giá trị cơ bản của chân lý trong thực tế lại
phát sinh từ những giá trị khác, mang tính bản năng hơn. Chân lý, chúng ta
chấp nhận nó một cách dứt khoát nếu chúng ta là những triết gia, là vấn đề
về sự phản tỉnh của ý thức. Nhưng, nhảy qua điểm tiếp theo của ông,
Nietzsche đặt phần lớn các hoạt động của triết gia ở mức độ bản năng, và
tuyên bố rằng những suy nghĩ có ý thức của các triết gia được quyết định