Nữ khách hàng của tôi trả lời: “Vâng, tôi nghĩ công bằng mà nói thì đúng
là như vậy.”
Bây giờ chính là thời điểm cho câu hỏi khó khăn và tôi luôn nhận được
cùng một câu trả lời: “Chị có mang về cho công ty nhiều công việc hơn
phần chị có thể xử lý hay có thể phục vụ các khách hàng, những người đến
vì nghe tiếng tăm chị hoặc được ai đó giới thiệu đến chị không?”
Các nữ khách hàng của tôi thường nở một nụ cười ngượng nghịu và nói:
“Thường thì tôi chỉ làm phần công việc của tôi. Tôi không kiếm được nhiều
việc cho công ty.”
Gần như sau khi nói ra điều này, nữ khách hàng đó sẽ nhận ra bức tường
thủy tinh trong suốt ngăn cách họ với những cổ đông góp vốn không phải
để cản bước họ tiến lên mà để ngăn cách những kẻ tự kiếm tìm thức ăn cho
mình và những kẻ được người khác cho ăn. Trong kinh doanh, những người
có khả năng săn tìm công việc và cơ hội sẽ làm lãnh đạo còn những người
thực hiện công việc sẵn có tất nhiên sẽ là lính.
Bằng cách hiểu sâu sắc việc một nữ luật sư với 15 năm làm việc mà vẫn
chưa trở thành cổ đông góp vốn không phải vì trả thù cá nhân, bản thân
người đó có thể nắm bắt được lý do tại sao đề nghị trở thành cổ đông góp
vốn vẫn chưa được đưa ra. Xét trên lập trường kinh doanh, đơn giản là cô
ấy không mang đến đủ lượng công việc cần thiết để khiến quy tắc vàng có
hiệu lực cho bản thân mình. Tôi không phải là luật sư nhưng trong vai trò là
một nhà phát triển kinh doanh, theo ước lượng của tôi thì nếu là một luật
sư, bất kể giới tính gì, mang về cho công ty công việc trị giá khoảng
750.000 đến 1.000.000 đôla thì cô ấy hoặc anh ấy sẽ nằm trong danh sách
những người tiềm năng nhất để trở thành một cổ đông góp vốn trong mắt
của những cổ đông góp vốn hiện tại. Nếu những cổ đông góp vốn hiện tại
không đề nghị cô ấy hoặc anh ấy trở thành cổ đông góp vốn thì luật sư đó
nên rời công ty cũ và bắt đầu với một công ty mới. Nếu bạn chỉ đơn thuần
kiếm đủ tiền cho công ty để họ trang trải chi phí cho tiền lương của chính
bạn và các phụ phí khác thì tại sao họ lại muốn chia sẻ cổ phần của công ty
cho bạn?