Marriner nói lại một cách chậm rãi: “Đặng Thái Sơn, nhịp điệu
trong cách thể hiện những nốt nhạc của cậu quá tự do. Biểu diễn bản
Concerto của Mozart có nghĩa là không thể hiện theo ý mình, trung
thực với nốt nhạc hơn, hãy đặt hết tấm lòng để biểu diễn tốt. Quy
tắc chính là như vậy đó.”
“Có nghĩa là không nên thể hiện mình quá nhiều ạ?”
Marriner giải thích: “Việc đó không có gì là xấu cả. Tính tự do
trong âm nhạc là điều quan trọng mà. Nhưng tôi muốn phải làm
sao cho piano và dàn nhạc nghe phù hợp với nhau. Được chứ? Dàn
nhạc mở đầu trước và không cần phải âm lượng lớn như vậy.”
Sơn tròn mắt nghĩ. Bản Concerto nào cũng cần phải hướng dẫn
cho piano vậy sao?
Marriner đã dạy những điều như thế cho nghệ sĩ piano và dàn
nhạc.
“Đúng là vậy đó, Sơn! Khi anh “giao tiếp” tốt với dàn nhạc thì sẽ
tạo nên bản Concerto của Mozart trên cả tuyệt vời thôi.”
Marriner từng nói là đã học được nhiều từ các nhà nhạc trưởng
đại tài. Sơn nghe câu chuyện của Marriner về biểu diễn chung với
các tên tuổi lớn đó và cảm thấy họ không giống như “huyền thoại”
mà rất gần gũi.
Marriner là người rất điềm tĩnh. Nhưng lại là người rất nghiêm
khắc trong biểu diễn, không đồng ý sự thỏa hiệp. Theo ông khó
khăn lớn nhất là: “Các thành viên trong dàn nhạc không hợp nhau.
Mỗi người đều có ý hướng riêng khi đến với âm nhạc, nếu không
tạo ra môi trường, bầu không khí gia đình thì sớm muộn cũng phải