này hoàn toàn trái ngược với tính cách của bà Liên. Bà Liên thì thích
tự do, phóng khoáng, cởi mở, tính cách bà đã phần nào “Tây phương
hóa”. Còn ông Hưng thì có lối suy nghĩ phong kiến hơn. Lúc ông
Hưng và bà Liên kết hôn với nhau thì bà đã 40 tuổi. Vì chồng
muốn có thêm một người con, năm 1958, bà Liên sinh Đặng Thái
Sơn. Lúc đó, cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc. Cuộc
sống của mọi người cũng dần được cải thiện, xã hội dần đi vào ổn
định.
Đặng Thái Sơn không mấy quan tâm đến những người con trước
của bà Liên. Vì bố của họ đã hy sinh cho tổ quốc nên họ được nhà
nước chăm sóc về mọi mặt trong cuộc sống. Chị của Sơn nhận được
học bổng sang Trung Quốc học piano, anh của Sơn thì học chuyên
về đàn cello suốt 8 năm ở nhạc viện Hà Nội.
Riêng Sơn cuộc sống khó khăn hơn. Vì bố không có việc làm ổn
định nên anh không được bố mẹ trợ cấp tiền bạc đầy đủ. Tuy
nhiên, Sơn rất được mọi người trong gia đình yêu thương, đặc biệt là
chị Hà, người chị hơn anh 9 tuổi. Chị Hà chăm sóc Sơn về mọi mặt,
chị Hà cũng khá nóng tính giống như bà Liên, nhưng là con người
luôn lạc quan, tin tưởng tương lai.
Anh trai Trần Thanh Bình là người nghịch ngợm, chọc phá Sơn
nhiều nhất. Những lúc như vậy Sơn chỉ biết khóc. Bố Sơn luôn
nói rằng: “Là con trai thì phải mạnh mẽ lên”. Nhưng Sơn không
thích chạy lòng vòng ngoài đường, không thích cãi vã lớn tiếng,
không thích mấy trò đánh đấm.
Sơn chỉ thích ngồi suy ngẫm một mình trong tĩnh lặng, thích đọc
sách, thích được thư thả thưởng thức âm nhạc. Tính cách của anh
hoàn toàn khác với bố và anh mình.