Lời nói đầu
“Đặng Thái Sơn đã làm thay đổi cả một nền âm nhạc!
Anh đã làm điều đó như thế nào?”
Sau khi nghe các bản sonata dành cho piano của Chopin, được ghi
âm vào tháng 5 năm 2000, tôi vô cùng ngạc nhiên về sự thay đổi lớn
trong nghệ thuật trình tấu của Đặng Thái Sơn. Lần kế tiếp, tôi lại
cảm nhận được sự thay đổi đó khi nghe anh biểu diễn tuyển tập các
tác phẩm của Mendelssohn và Liszt.
Phải đợi đến mùa thu năm 2002, trong buổi biểu diễn tại Nhật
của Đặng Thái Sơn, tôi mới tận mắt chứng kiến điều mà trước giờ
tôi vẫn chỉ cảm nhận. Đó là khoảnh khắc thật tuyệt vời với tôi, và tôi
quyết định mình phải viết một cuốn sách về Đặng Thái Sơn.
Đặng Thái Sơn vẫn thường nói sẽ biểu diễn những nhạc mục đa
dạng, từ các bản nhạc của Chopin cho đến các tác phẩm âm nhạc
Nga, Pháp... Danh mục này càng mở rộng, anh càng chứng minh được
sự trưởng thành của một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Sau nhiều
năm, thường xuyên viết bài về những nghệ sĩ dương cầm, nghe và
xem họ biểu diễn, tôi rút ra một kết luận: “Nghệ sĩ dương cầm thể
hiện truyền cảm nhất khi đến tuổi 40”.
Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon,
mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là “thần đồng”, thường xuất hiện trên
sân khấu với loại nhạc cụ có dây; còn chơi piano, nếu không qua