103
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
PHẠM TẤT ĐẮC
Muốn đem máu đỏ nhuộm màu non sông
Buổi sáng, trời rét buốt. Từ Hồ Tây, hồ Trúc Bạch những cơn gió
thổi lao xao thổi qua, mặt hồ như bốc khói. Những cậu học trò trường
Bưởi
(1)
tụ năm tụ ba, thập thò thậm thụt nói chuyện với nhau. Chỉ
cần một ai đó đọc khẽ câu thơ: “Hai lăm triệu trẻ già trai gái/ Bốn ngàn
năm con cái Hồng Bàng/ Cũng nhà cửa, cũng giang san/ Thế mà nước mất
nhà tan hỡi trời!/ Nghĩ lắm lúc đương cười hóa khóc/ Muốn ra tay ngang
dọc, dọc ngang/ Vạch trời một tiếng thét vang/ Cho thân tan với giang san
nước nhà...” thì họ cảm thấy cả người mình nóng ran, có người ràn rụa
nước mắt. Ngoài sân, những vòm cây vặn theo luồng gió mới thổi qua.
Một không khí nặng nề bao trùm trong tâm hồn non nớt của các cậu
học trò. Những câu mà thầy dạy: “Tổ tiên ta là người Goulois” bây
giờ ngẫm lại mới thấy mỉa mai làm sao! Có cậu liếc mắt nhìn trước
ngó sau, khẽ hỏi:
- Có phải thơ của anh Phạm Tất Đắc học năm thứ tư của trường mình
không?
(1)
Trường Bưởi: Trường do người Pháp lập ra từ năm 1907 trên nền nhà in Schneider cũ, thuộc
đất làng Thụy Khê. Lúc đầu trường đào tạo những người thông ngôn (phiên dịch)- tên gọi của
trường là Collège des Interprètes. Sau được mang tên trường Cao đẳng tiểu học Bảo Hộ (Collège
du Protectorat).Về sau trường mở thêm cấp trung học, được gọi là trường trung học Bảo hộ
(Lyccé du Protectorat). Tuy nhiên dân chúng vẫn quen gọi là trường Bưởi. Vì trường nằm kế cận
và là lối lên làng Yên Thái (tên nôm là Bưởi). Sau cách mạng tháng Tám trường được đổi tên
là trường cấp III Chu Văn An.