122
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Chi bộ này ngày càng phát triển và thu hút khá đông thanh niên
tình nguyện gia nhập. Để sự chỉ đạo tập trung thống nhất, tháng
3/1927 Kỳ bộ Bắc kỳ được thành lập, rồi tháng 6/1927 Tỉnh bộ cũng được
thành lập. “Bấy giờ, trên địa bàn Hà Nội các tổ chức chính trị khác như Việt
Nam Quốc dân Đảng, Tân Việt Đảng cũng đã hoạt động và tranh giành
ảnh hưởng trong quần chúng. Nhiệm vụ bức thiết của những người mác-
xít trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội lúc này là đấu tranh chống
lại những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và tay sai của chúng,
chống lại những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào trong phong trào cách mạng gắn chặt
với việc xây dựng cơ sở của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội trong
phong trào công nhân và nông dân, đặt nền tảng cho các tổ chức cộng sản
sau này”
(1).
Vì thế, ngày 28/9/1928, Kỳ bộ Thanh niên Bắc kỳ đã tiến hành Đại
hội đại biểu toàn kỳ lần thứ nhất. Ban đầu, họ họp tại nhà số 72 phố
Huế, sau bị lộ phải chuyển về nhà Ngô Gia Tự ở làng Tam Sơn, huyện
Từ Liêm (Hà Nội).
Sau đó, đầu năm 1929 Tỉnh bộ cũng tiến hành đại hội để thảo luận
phương hướng hoạt động và kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo. Nguyễn
Phong Sắc - ủy viên Kỳ bộ Bắc kỳ - được cử làm Bí thư tỉnh bộ, có thể
xem anh là người cộng sản đầu tiên của Hà Nội.
Nguyễn Phong Sắc tên thật là Nguyễn Văn Sắc (còn có tên là Nguyễn
Đình Sắc), bí danh là Thịnh, sinh ngày 1/2/1902 tại làng Bạch Mai, con
trai út của ông bà Nguyễn Đình Phúc và Thành Thị Tửu. Dấu ấn khó phai
trong những ngày thơ ấu của anh là hành động yêu nước của cha. Từ
năm 1907, ông Phúc tham gia trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
và bị thực dân Pháp bắt đày Côn Đảo. Sau năm năm trở về từ địa ngục
trần gian, ông Phúc tiếp tục truyền dòng máu yêu nước và cách mạng
cho con trai mình. Năm lên mười, Nguyễn Phong Sắc theo học với cậu
ruột là ông giáo Ròn, ba năm sau, anh tiếp tục theo học trường tư thục
(1)
Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội 1926-1954 - Thành ủy Hà Nội
biên soạn - NXB Hà Nội - 1989, trang 56-57)