DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 125

124

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

Hiếu (sau này là nhà thơ trào phúng Tú Mỡ), Trịnh Bá Bích, Trần Quang
Huyến... để cùng nhau tâm tình về thế sự. Trong số này, anh Huyến đã là
hội viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Cuối năm
1926, anh Huyến cùng với các anh Nguyễn Danh Đới, Dương Văn Mùi
đã giác ngộ cho Nguyễn Phong Sắc về ý thức cách mạng và anh quyết
định xin gia nhập vào Hội.

Ngày tháng trôi qua cho đến lúc xẩy ra một sự việc đã khiến anh thay

đổi nếp sống: “Hai buổi ung dung ư bàn giấy, sổ to sổ nhỏ, bầy liệt bày la;
Mấy giờ chễm chệ ư ghế mây, mực đỏ mực đen, viết chì viết chác”
. Nhà thơ
Tú Mỡ có kể lại: “Một tên sếp người Pháp chỉ vì không vừa ý trước cử
chỉ của một nữ nhân viên phục vụ người Việt Nam, y mắng chị ta là “đồ
con lợn”. Sắc nghe biết chuyện này, anh giận lắm, liền đến gặp tên sếp,
phản đối lời nói thô bỉ của y. Tên sếp cậy thế “nước mẹ” mắng lại Sắc.
Y còn dọa sẽ đánh anh nếu anh cãi lại nó.

Về nhà, Sắc buồn ủ rũ. Cầm bát cơm lên ăn nhưng không sao nuốt

nổi. Từ đấy, hàng ngày đến Sở, người ta thấy anh ít ngồi vào bàn làm
việc mà cứ thẫn thờ đi lại vòng quanh sân. Tên Péronse thấy vậy mới
mời anh vào và hỏi vì sao mà buồn? Không ngần ngại, Nguyễn Phong
Sắc trả lời là người Pháp xúc phạm đến danh dự người Việt Nam, vì vậy
mà buồn. Péronse lúc ấy đang là quyền giám đốc Sở thay tên Nô-rét
(M. Nores) đang về Pháp công cán, thấy Sắc than vãn như vậy, y không
những không “dấu dịu” với anh, mà còn cậy quyền, cậy thế nói rằng làm
sai người ta mắng là phải. Sắc bực lắm. Anh trở vội vào bàn làm việc, lấy
giấy bút ra viết đơn xin thôi việc. Tin Nguyễn Phong Sắc thôi việc làm
xôn xao khắp Sở Tài chính. Người ta đóng cửa phòng lại bàn tán rất ghê.
Nhiều người không cắt nghĩa nổi tại sao một công chức cao cấp như thế
lại đùng đùng xin thôi việc? Chỉ có những người bạn chí cốt của anh mới
hiểu được nỗi lòng của anh và càng khâm phục anh”

(1)

.

Rời Sở tài chính, Nguyễn Phong Sắc bắt đầu thâm nhập nhiều nơi để

tìm hiểu đời sống của người lao khổ, rồi xin dạy học ở trường tư thục

(1)

Nguyễn Phong Sắc - một người cộng sản đầu tiên của Hà Nội - Thế Tập, Đức Vượng - NXB

Hà Nội - 1986, trang 45-46).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.