168
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
nên Nguyễn Thái Học quyết định hoãn lại đến ngày 15/2/1930. Nhưng
trên đường làm nhiệm vụ, liên lạc viên của ông bị bắt nên lệnh hoãn đã
không đến tay các cấp chỉ huy khác. Vì sự chỉ đạo không thống nhất và
thiếu sự phối hợp nên cuộc tổng khởi nghĩa đã không nổ ra đồng loạt
như dự định, hầu hết các nơi đều tiến hành vào đêm 9 rạng ngày 10/2.
Nơi nổ phát súng đầu tiên và quyết liệt nhất là Yên Bái, do đó, sự kiện
này được các nhà viết sử gọi chung là “Cuộc khởi nghĩa Yên Bái”.
Với nhiệm vụ được phân công, sáng ngày 9/2/1930 Nguyễn Khắc
Nhu đã triệu tập các cán bộ phụ trách đánh Hưng Hóa, Lâm Thao họp
tại nhà ông đồ Thúy để ra huấn lệnh, và bí mật phân phát vũ khí gồm
bom, súng trường, súng lục, mã tấu... cho các nghĩa quân. Họ này được
chia làm hai toán quân, một toán dưới sự chỉ huy của ông Phạm Nhuận
có nhiệm vụ đánh phủ lỵ Lâm Thao, và một toán do ông Nguyễn Khắc
Nhu chỉ huy đánh đồn Hưng Hóa. Cuộc khởi binh này sẽ nổ ra cùng
lúc với các toán quân khác đánh vào Yên Bái. Sau khi thắng trận cả ba
toán sẽ hội quân tại Hưng Hóa, theo lối Trung Hà vượt qua sông phối
hợp với toán quân của Phó Đức Chính để đánh dứt điểm đồn Thông
(Sơn Tây).
Vì do một sự nhầm lẫn nào đó, nên một nửa số quân kéo về Hưng
Hóa không kịp đến điểm tập trung. Theo nhà sử học Trần Huy Liệu thì:
“Trước giờ khởi sự họ phải tập trung tại một địa điểm gần đồn. Nhưng
trong cuộc hành quân có một trở ngại xẩy ra ngoài dự định. Một trong
hai toán quân kể trên muốn đến được địa điểm hội quân và đánh đồn,
phải qua sông Hồng Hà. Vì không chuẩn bị trước, toán quân này đến nơi
mới tìm đò qua sông. Không ngờ kẻ được giao đi tìm thuyền lại là một
tên hèn nhát, thừa cơ trốn mất. Đến gần sáng toán quân này vẫn không
qua sông được, đành giải tán” (SĐD - tr.54)
Đồn lính khố xanh Hưng Hóa, trước đây vốn có một số binh lính
đã được giác ngộ và họ sẽ là lực lượng làm nội ứng cho nghĩa quân.
Nhưng do sự đề phòng của thực dân nên số quân này đã bị đổi đi nơi
khác. Khi kéo quân đến, Nguyễn Khắc Nhu ra mật hiệu nhưng không
thấy động tĩnh nào cả. Lúc bấy giờ vào ba giờ sáng, thấy đã có hiệu lửa